Tài nguyên - Thiên nhiên » Thực vật
Thứ bảy, 18/01/2025, 07:59:30 AM (GMT+7)
Kết quả nổi bật của Đề tài nghiên cứu Mô hình thử nghiệm chăm sóc, kéo dài tuổi thọ Cây Táu cổ thụ
(14:28:48 PM 17/11/2022)(Tin Môi Trường) - Cây Táu cổ, 2100 tuổi, tại Đền thờ Thiên cổ Miếu thuộc Thôn Hương Lan, Xã Trưng Vương, Thành phố Việt Trì, Tỉnh Phú Thọ. Năm 2012, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là Cây Di sản Việt Nam.
>> Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam >> Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa >> Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ >> Thêm 49 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam >> Bãi rác lộ thiên của Tâm Sinh Nghĩa cháy âm ỉ, người dân khốn khổ vì mùi hôi
Ảnh: VACNE
Cây Táu cổ được trồng tại đền thờ vợ chồng thầy giáo Vũ Thê Lang và thục nương Nguyễn Thị Thục. Thời đó, vợ chồng thầy giáo là người có công dạy công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa (con vua Hùng Vương đời thứ 18).
Từ năm 2014, cây Táu cổ đã có biểu hiện suy kiệt: Thân cây bị mối xông mục ruỗng, một số cành bị khô chết. Đến năm 2021, thể trạng cây Táu cổ càng ngày càng xấu đi: 5 trên 6 cành bị chết, thân mục ruỗng nhiều hơn, chỉ còn một cành nhỏ sống nhờ vào vỏ cây…
Để chữa bệnh nâng cao tuổi thọ cho cây, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Phú Thọ đã đề xuất và được UBND Tỉnh đồng ý thực hiện đề tài: “Nghiên cứu mô hình thử nghiệm chăm sóc, kéo dài tuổi thọ cây Táu cổ”.
Chỉ trong 5 tháng (từ tháng 5 đến tháng 10/2022), nhóm nghiên cứu do tiến sỹ Bùi Phúc Khánh, Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Phú Thọ làm chủ nhiệm, được sự tư vấn của các nhà khao học, chuyên gia thuộc Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, sự hợp tác và phối hợp có hiệu quả của các ban ngành trong tỉnh, của Đảng ủy, chính quyền, ban quản lý di tích xã Trưng Vương và cộng đồng dân cư, đè tài đã thu được kết quả khả quan. Hiện tại, cây Táu cổ đã ra nhiều rễ, cành khỏe, lá xanh tươi, không bị quăn mép.
Sở dĩ, đề tài đạt được kết quả khả quan là do nhóm nghiên cứu đã thực hiện quy trình chữa bệnh, nâng cao thể trạng của cây. Quy trình khoa học do nhóm thực hiện gồm 10 bước sau:
- Bước 1. Khảo sát thực trạng để đánh giá khách quan hiện trạng sức khỏe của cây Táu cổ;
- Bước 2: Tổ chức hội thảo khoa học nhằm thống nhất đánh giá mức độ suy giảm “thể trạng”, xác định nguyên nhân suy giảm và dự kiến giải pháp chăm sóc kéo dài tuổi thọ cây Táu cổ;
- Bước 3: Thử nghiệm các giải pháp chăm sóc cây Táu cổ (Vệ sinh thảm thực bì và thân cây; Xử lý mối ở thân cây; Xử lý kích thích bộ rễ; Xử lý chăm sóc lá; Phân tích đất; Gia cố cây chống và tạo cảnh quan môi trường xung quanh);
- Bước 4: Theo dõi, kiểm tra định kỳ kết quả thử nghiệm;
- Bước 5: Đánh giá bằng phương pháp so sánh đối chiếu thể trạng cây Táu cổ trước khi chăm sóc và sau khi chăm sóc;
- Bước 6: Củng cố kết qủa thử nghiệm bằng cách điều chính và tăng cường giải pháp chăm sóc;
- Bước 7: Hội thảo đánh giá tác động của các giải pháp chăm sóc cây táu cổ;
- Bước 8: Duy trì chế độ chăm sóc kéo dài tuổi thọ cây Táu cổ;
- Bước 9: Rút ra bài học kinh nghiệm chăm sóc kéo dài tuổi thọ cây cổ thụ;
- Bước 10: Tuyên truyền phổ biến kinh nghiệm chăm sóc kéo dài tuổi thọ cây cổ thụ (sổ tay chăm sóc cây cổ thụ).
Từ kết quả nghiên cứu mô hình thử nghiệm, nhóm tác giả đã đề xuất những giải pháp duy trì hoạt động chăm sóc cây như: Tiếp tục theo dõi thể trạng của cây để có giải pháp chăm sóc kịp thời, huy động sự tham gia của cộng đồng dân cư xã Trưng Vương và các doanh nghiệp, tuyên truyền nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ cây cổ thụ, biên soạn cuốn sổ tay hướng dẫn chăm sóc cây cổ thụ./.
VP Hội BVTN&MT Việt Nam
Gửi ý kiến bạn đọc về: Kết quả nổi bật của Đề tài nghiên cứu Mô hình thử nghiệm chăm sóc, kéo dài tuổi thọ Cây Táu cổ thụ
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
- Thêm 49 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa
- Hơn 750ha rừng thông ở Nghệ An bị sâu róm ăn trụi lá
- Thêm 5 loài cây mới lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Công nhận quần thể 57 cây chè cổ Shan tuyết ở Mộc Châu là Cây Di sản Việt Nam
- Cây Hoa nhài đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
- Thêm 49 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn
- Thêm 49 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.