Trao đổi - Phản biện » Xã hội
Số lượng người có nguy cơ gặp thiên tai tăng lên
(16:39:20 PM 25/05/2013)Ảnh minh họa
Báo cáo “Không phải ngẫu nhiên: khả năng phục hồi và sự bất bình đẳng trước rủi ro”, cho thấy nguy cơ thảm họa đang xảy đến với hàng triệu người sống trong nghèo đói trong khi cuộc sống của người giàu không ngừng làm tăng lượng thải khí carbon vào khí quyển. Và trong khi ở các nước giàu, đa số người dân có thể đối phó tương đối tốt với những cú sốc bất ngờ, hầu hết người dân ở các nước nghèo lại không thể. Khoảng 90% người lao động ở các nước kém phát triển không được hưởng an sinh xã hội và 97% số người có thu nhập thấp không có bảo hiểm, khiến họ dễ bị tổn thương trước thiên tai, tăng giá lương thực và hay bệnh tật – chỉ một khoản chi trả y tế, chăm sóc sức khỏe có thể đẩy 100 triệu người rơi vào cảnh nghèo đói.. Phụ nữ đặc biệt dễ bị tổn thương vì vị thế kinh tế, chính trị và xã hội của họ.
Thiên tai liên quan đến thời tiết khắc nghiệt ngày càng tăng và ngày càng nhiều người đang sống ở những nơi dễ bị thiên tai tác động. Kể từ năm 1970 số lượng người trực tiếp bị ảnh hưởng bởi lũ lụt và lốc xoáy đã tăng gấp đôi.
"Sự bất bình đẳng làm tăng khả năng bị tổn thương của người nghèo. Việc dễ bị tổn thương không phải do số phận. Thảm họa đang bị đổ xuống con người. Trong khi các nước giàu gặt hái thành quả tăng trưởng kinh tế và tăng thải carbon, thì người dân ở các nước nghèo trên thế giới phải gánh chịu hậu quả. Viện trợ có thể giúp giảm bớt thảm họa, nhưng nếu chúng ta muốn giải quyết sự bất công này, chúng ta phải đối mặt với sự bất bình đẳng về quyền lực và chính trị là căn nguyên khiến cho người dân dễ bị tổn thương. Điều đó có nghĩa các nước giàu giảm nguy cơ biến đổi khí hậu, chính phủ các nước giảm sự bất bình đẳng và giúp người dân nghèo có tiếng nói trong các quyết định có ảnh hưởng đến cuộc sống của họ. Nó cũng có nghĩa là các tổ chức cứu trợ phát triển cần thay đổi phương thức hoạt động sao cho hiệu quả hơn và hỗ trợ người dân đối phó tốt hơn trước các cuộc khủng hoảng, "Debbie Hillier tác giả của báo cáo cho biết.
Báo cáo kêu gọi một sự thay đổi cơ bản trong cả cứu trợ khẩn cấp và giảm nghèo. Báo cáo kêu gọi các chính phủ và các tổ chức cứu trợ phát triển đảm bảo những nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế phù hợp và cân bằng với những nỗ lực quản lý rủi ro và giảm bất bình đẳng – hai điều kiện này phải gắn liền với nhau như cần và đủ. Các chính phủ phải đảm bảo rằng những người nghèo nhất phải được bảo vệ khi thảm họa xảy ra và có thể tiếp cận dịch vụ thiết yếu như y tế và giáo dục, với nguồn thu từ hệ thống thuế cấp tiến. .
Các tổ chức cứu trợ, trong đó có Oxfam, cũng cần phải thay đổi và chấm dứt sự tách biệt giữa hoạt động cứu trợ nhân đạo ngắn hạn và công việc phát triển lâu dài. Điều này đòi hỏi cả một sự thay đổi trong văn hóa làm việc và tài chính linh hoạt hơn
Báo cáo cho biết hoạt động phát triển không thể chỉ nhằm vào môi trường ổn định. Thế giới đang thay đổi từng ngày. Vào năm 2015, một nửa trong số những người sống với dưới mức 1,25 $ / ngày sẽ ở các quốc gia bất ổn và xung đột, và hàng triệu người sẽ phải đối mặt với thảm họa từ biến động kinh tế hoặc môi trường toàn cầu mà dường như ngoài tầm kiểm soát.
Oxfam cho biết trọng tâm mới của các tổ chức cứu trợ: 'khả năng phục hồi"- xây dựng năng lực đối phó với cuộc khủng hoảng cho người nghèo – đã quá tập trung vào các vấn đề kỹ thuật và cần cân nhắc thêm yếu tố chính trị và quyền lực khiến cho mọi người dễ bị tổn thương.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
- Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật
- Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ một chặng đường
- Từ 1/8, đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ thế nào?
- Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” - Sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với môi trường
- Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm
- Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây
- Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư - "Đô thị di sản thiên niên kỷ"
- Nên hiểu thế nào về ”gạo cứu đói dịp Tết”?
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.