Trao đổi - Phản biện » Xã hội
Thứ bảy, 18/01/2025, 10:14:32 AM (GMT+7)
Rửa tiền và buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp
(15:03:24 PM 30/06/2020)(Tin Môi Trường) - Tổ chức Financial Action Task Force (FATF) vừa công bố nghiên cứu mới cung cấp hướng dẫn cho các quốc gia về các biện pháp chống rửa tiền từ hoạt động buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp.
>> Phát hiện chủng vi-rút corona có liên quan với vi-rút SARS-CoV-2 trên các cá thể tê tê bị buôn bán tại Việt Nam >> Ủng hộ đóng cửa các chợ bán động vật hoang dã và cấm phá rừng để ngăn ngừa các đại dịch trong tương lai >> Quảng cáo dự án Harbor City ở cảng Phú Định là bất hợp pháp >> Báo cáo tội phạm động vật hoang dã 2020 >> ĐỪNG phóng sinh, nuôi, nhốt động vật hoang dã tại đền, chùa
Ảnh minh hoạ: IE
Đây là báo cáo toàn cầu đầu tiên của FATF về chủ đề này dựa trên thông tin đầu vào và nghiên cứu trường hợp từ hơn 50 quốc gia thuộc Mạng lưới toàn cầu của FATF và United for Wildlife Financial Taskforce.
FATF mô tả buôn lậu ĐVHD là “mối đe dọa toàn cầu” - có liên hệ với các tội phạm có tổ chức khác như chế độ nô lệ hiện đại, buôn ma túy và buôn bán vũ khí.
Báo cáo cho biết buôn bán bất hợp pháp được ước tính có doanh thu lên tới 23 tỷ USD mỗi năm và điều tra tài chính là chìa khóa để triệt phá các tập đoàn có liên quan, từ đó ảnh hưởng đáng kể đến các hoạt động tội phạm.
“Tội phạm thường xuyên lợi dụng buôn bán động vật hoang dã hợp pháp cũng như ngành nghề xuất nhập khẩu khác để di chuyển và che giấu các khoản tiền bất hợp pháp từ buôn lậu động vật hoang dã. Chúng cũng thường xuyên dựa vào tham nhũng, gian lận và trốn thuế phức tạp”, báo cáo chỉ rõ.
Báo cáo của FATF nhấn mạnh vai trò ngày càng tăng của thị trường trực tuyến và thanh toán dựa trên phương tiện truyền thông xã hội và thanh toán di động để chuyển tiền thu được từ buôn lậu ĐVHD nhằm tránh né sự phối hợp từ các cơ quan chính phủ, khu vực tư nhân và xã hội dân sự.
FATF nhận thấy các khu vực pháp lý thường thiếu kiến thức, cơ sở lập pháp và nguồn lực cần thiết để đánh giá và chống lại mối đe dọa từ các quỹ được tạo ra thông qua giao dịch bất hợp pháp.
Báo cáo khuyến nghị các khu vực pháp lý nên xem xét thực hiện các thực hành tốt được quan sát trong quá trình nghiên cứu: cung cấp công cụ cần thiết cho tất cả các bên liên quan nhằm thực hiện các cuộc điều tra tài chính về buôn bán động vật bất hợp pháp; hợp tác với các khu vực pháp lý khác, các cơ quan quốc tế và khu vực tư nhân.
FATF cho biết những thay đổi về lập pháp là cần thiết để tăng khả năng áp dụng luật chống rửa tiền đối với các hành vi phạm tội liên quan đến buôn lậu ĐVHD.
Trong quá trình nghiên cứu, 22/54 quốc gia được hỏi tự nhận là quốc gia nguồn của tội phạm động vật hoang dã, 18 là quốc gia quá cảnh và 14 là quốc gia đích. 45 nước bị ảnh hưởng bởi rủi ro từ các luồng tài chính liên quan đến buôn bán ĐVHD, phần lớn trường hợp ngoại lệ là các nước châu Âu.
Theo báo cáo, các tập đoàn tội phạm đang lợi dụng khu vực tài chính chính thức để rửa tiền thu được. Tiền được rửa thông qua tiền gửi, dưới vỏ bọc cho vay hoặc thanh toán, nền tảng ngân hàng điện tử, hệ thống chuyển giá trị tiền được cấp phép, và chuyển khoản của bên thứ ba qua ngân hàng. Tội phạm cũng sử dụng tài khoản của các nạn nhân vô tội và không thực hiện các khoản thanh toán giá trị cao để tránh bị phát hiện.
Bên cạnh đó, các công ty vỏ bọc cũng được sử dụng cho việc chuyển hàng và chuyển tiền xuyên biên giới. Một xu hướng phổ biến khác là lợi dụng các công ty có liên kết đến buôn bán động vật hoang dã hợp pháp. “Các ngành dễ bị lợi dụng gồm y học cổ truyền, trang trí, trang sức và thời trang”, báo cáo cho biết.
Các nước được hỏi cho biết bọn tội phạm cũng mua hàng hóa có giá trị cao như bất động sản và các mặt hàng xa xỉ để rửa tiền thu được.
Theo Báo cáo Tội phạm động vật hoang dã thế giới năm 2016 của Liên hợp quốc, tội phạm động vật thực hiện buôn bán bất hợp pháp các sản phẩm có nguồn gốc từ hơn 7.000 loài động vật và thực vật hoang dã trên khắp thế giới.
DƯƠNG VĂN THỌ
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
- Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật
- Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ một chặng đường
- Từ 1/8, đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ thế nào?
- Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” - Sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với môi trường
- Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm
- Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây
- Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư - "Đô thị di sản thiên niên kỷ"
- Nên hiểu thế nào về ”gạo cứu đói dịp Tết”?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.