Tin môi trường và bạn đọc » Nên đọc
Thứ bảy, 18/01/2025, 10:56:41 AM (GMT+7)
Báo cáo tội phạm động vật hoang dã 2020
(17:59:35 PM 13/07/2020)(Tin Môi Trường) - UNODC vừa công bố Báo cáo tội phạm động vật hoang dã 2020, trong đó nhấn mạnh nạn buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp trị giá hàng tỷ đô la tiếp tục là mối đe dọa lớn đối với tự nhiên, đa dạng sinh học toàn cầu và sức khỏe con người.
>> Chủ tịch Tập đoàn Lộc Trời: Hoãn công bố báo cáo tài chính vì gặp sự kiện bất khả kháng >> Bộ Nông nghiệp báo cáo Thủ tướng về tình trạng lúa chết ở Hậu Giang >> Vinamilk công bố báo cáo phát triển bền vững, chọn chủ đề “Để tâm thay đổi - Net Zero 2050” >> Vụ án làm giả báo cáo ĐTM: Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt? >> Đồng Nai báo cáo: Aqua City có nhiều dự án, hạng mục xây không phép, không phù hợp quy hoạch
Đáng chú ý là các nhóm tội phạm ngày càng sử dụng nhiều nền tảng truyền thông xã hội để bán hàng.
Giới buôn lậu ngày càng có xu hướng dùng các bộ phận cơ thể sư tử, báo đốm và báo hoa mai để thay thế cho hổ. Sự gia tăng các vụ thu giữ sản phẩm từ hổ, thường bao gồm xương để nấu rượu hoặc cao hổ ở Trung Quốc và Việt Nam đã thúc đẩy các nhóm buôn lậu dần chuyển sang nguồn cung ứng các bộ phận từ những loài mèo lớn khác như báo gấm, báo tuyết và báo đốm.
Uớc tính hiện có hơn 12.000 cá thể hổ sống trong các cơ sở nuôi nhốt trên khắp thế giới, trong đó có 6.057 cá thể ở Trung Quốc, nhiều hơn quần thể hoang dã còn lại ở Ấn Độ và Đông Nam Á. Điều đáng nói là không ít cơ sở trong số này dính líu với các mạng lưới buôn lậu.
Trái với nhu cầu gia tăng các sản phẩm từ hổ, nhu cầu về ngà voi và sừng tê giác lại có dấu hiệu giảm liên tục, cụ thể là giá bán từ những kẻ săn trộm ở châu Phi giảm. Dù vậy, dữ liệu từ một số vụ thu giữ ngà voi và sừng tê với số lượng lớn vào năm 2019 cho thấy 2019 tạm thời là một năm kỷ lục về buôn lậu hai nhóm sản phẩm này.
Riêng về tê tê, tình trạng buôn bán tê tê đã tăng gấp 10 lần từ năm 2014 đến 2018. Đặc biệt, các quần thể tê tê giảm mạnh ở châu Á và khiến Tây Phi, Trung Phi dần trở thành trung tâm buôn lậu tê tê. Vảy tê tê thường được sử dụng làm thuốc ở Trung Quốc và Việt Nam.
Kết quả phân tích dữ liệu thu giữ các sản phẩm động vật hoang dã từ 149 quốc gia và vùng lãnh thổ trong 2 thập kỷ qua đã tiết lộ quy mô của buôn lậu động vật hoang dã toàn cầu, đồng thời mô tả xu hướng tại các thị trường lậu về gỗ trắc, ngà voi, sừng tê giác, vảy tê tê, bò sát sống, mèo lớn và cá chình châu Âu. Tuy nhiên, UNODC nhấn mạnh châu Á vẫn là khu vực có nhu cầu lớn nhất về động vật hoang dã. Đây là lục địa đông dân nhất và ngày càng nhiều người có thể mua những thứ mà trước đây họ không thể. Nói vậy không có nghĩa là các khu vực khác không tác động tới nạn buôn lậu. Hơn 1/2 số hàng hóa bắt đầu từ một nguồn bất hợp pháp là bị săn trộm và sau đó bị buôn bán nhưng cuối cùng chúng lại đi vào thị trường hợp pháp.
Một trong các phương thức phổ biến góp phần cổ súy cho nạn buôn lậu động vật hoang dã chính là việc sản xuất, đăng tải các video Youtube kiểu “làm cách nào để bắt được các loài bò sát trên khắp thế giới?”. Thực tế này khuyến khích người dân sống gần những khu vực có động vật sinh sống gia tăng săn bắt để có thêm thu nhập. Hệ quả là ngày càng có nhiều loài bò sát bị săn bắt để bán cho giới sưu tập làm cảnh thông qua các phương tiện trực tuyến, nhất là các đại lý trong các nhóm Facebook.
Không chỉ quan ngại với vấn đề buôn lậu động vật, UNODC còn cảnh báo vấn đề vệ sinh dịch tễ kém ở các chợ bất hợp pháp đã và sẽ khiến buôn bán động vật hoang dã chứa đựng nguy cơ toàn cầu đối với sức khỏe con người, với các bệnh từ động vật chiếm tới 3/4 số bệnh mới, bao gồm cả Covid-19.
Báo cáo kêu gọi các chính phủ cần thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ hơn nữa hạn chế tội phạm động vật hoang dã, không chỉ tập trung vào việc thu giữ tang vật buôn lậu mà cần chú trọng giải quyết cả vấn nạn tham nhũng và hối lộ.
DƯƠNG VĂN THỌ
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội
- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
- Các cấp chính quyền và đoàn thể, cộng đồng nhân dân chung tay trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh
- Người dân Cự Đà hồ hởi đón mừng Cây Di sản
- Trung tâm Ứng phó Sự cố Môi trường Việt Nam xuát bản Tập san gắn kết yêu thương bảo vệ môi trường
- Long An: Khuyến khích người dân giám sát, phản ánh về ô nhiễm môi trường
- Đẩy mạnh thực hiện giải pháp cấp bách bảo tồn chim hoang dã, di cư tại Việt Nam
- Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2023 chủ đề: “Chung tay hành động cho thế giới sạch hơn”
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải
(Tin Môi Trường) - Tại Lễ Khai mạc Festival Khèn Mông, Lễ hội hoa Đào rừng (Pằng Tớ Dầy) của huyện Mù Cang Chải, ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cùng đại diện Hội BVTN&MT Việt Nam đã trực tiếp trao Bằng và Quyết định công nhận 4 Cây di sản Việt Nam cho đại diện địa phương.
Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
(Tin Môi Trường) - Sau buổi thuyết trình tại vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” vừa diễn ra tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban tổ chức đã chọn được một số tác giả có đề tài xuất sắc nhất.