Tin môi trường và bạn đọc » Nên đọc
Thứ năm, 31/10/2024, 08:28:27 AM (GMT+7)
ĐỪNG phóng sinh, nuôi, nhốt động vật hoang dã tại đền, chùa
(14:53:22 PM 29/06/2020)(Tin Môi Trường) - Trong tháng 6/2020, Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) đã gửi công văn khuyến cáo tới gần 100 đền, chùa tại 37 tỉnh/thành trên cả nước đã từng ghi nhận có hoạt động nuôi nhốt, phóng sinh ĐVHD tại đây. Hoạt động này được thực hiện nhằm khuyến khích các đền chùa và các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo khác sẽ tuân thủ các quy định pháp luật về ĐVHD cũng như hợp tác tuyên truyền cho phật tử và du khách về tình yêu thiên nhiên, yêu môi trường và các loài ĐVHD nhằm tạo ra giá trị nhân đạo từ những hành động thiết thực.
>> Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc >> Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm >> Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero >> Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam >> Mang trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền
Cơ quan kiểm lâm tiếp nhận các cá thể rùa tại Sóc Trăng (Kiểm lâm tỉnh Sóc Trăng)
Lòng nhân đạo, tôn trọng và đề cao thiên nhiên từ lâu đã được coi là một truyền thống văn hóa tốt đẹp của con người Việt Nam. Nét đẹp văn hóa này là nguyên tắc cơ bản trong suy nghĩa, hành động của nhiều người và cũng thường được thể hiện qua các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo như phóng sinh tại các đền, chùa. Đáng tiếc, việc hiểu sai cách ý nghĩa và bản chất của hoạt động này đã dẫn đến một số hiện tượng không chỉ vi phạm pháp luật mà còn gây ảnh hưởng đến môi trường và các nỗ lực bảo vệ ĐVHD.
Theo cơ sở dữ liệu của ENV, rùa và khỉ là hai nhóm loài ĐVHD được ghi nhận bị phóng sinh và nuôi nhốt nhiều nhất tại các đền, chùa và các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo khác. Số lượng rùa nuôi nhốt thậm chí lên đến hàng trăm cá thể như trường hợp một ngôi chùa tại Sóc Trăng với khoảng 174 cá thể rùa trong đó có nhiều loài nguy cấp, quý, hiếm như rùa hộp lưng đen, rùa ba gờ, rùa răng và cả rùa biển bị phát hiện vào cuối năm 2018.
Tất cả các loài ĐVHD đều được bảo vệ ở những cấp độ nhất định theo quy định của pháp luật, do đó, hoạt động nuôi nhốt các loài ĐVHD không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp là hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị xử phạt vi phạm hành chính lên đến 400 triệu đồng hoặc xử lý hình sự lên đến 15 năm tù. Hơn nữa, sự thiếu hiểu biết của nhiều cá nhân về đặc tính sinh thái của các loài ĐVHD đã khiến một hành động “nhân đạo” lại gây ra những hệ quả phức tạp khôn lường. Không thiếu các trường hợp thả rùa biển, rùa cạn xuống ao, hồ, khiến những cá thể này không thể sống sót lâu dài. Một số loài khác như khỉ và vượn cũng bị nhốt trong chuồng cũi chật hẹp và ngột ngạt, khác xa so với môi trường sống tự nhiên của chúng, gây nên những tổn thương cả về mặt thể chất lẫn tinh thần.
Nghiêm trọng hơn, nhu cầu mua ĐVHD để phóng sinh cũng vô tình tạo điều kiện thúc đẩy nạn săn bắt, buôn bán ĐVHD trái phép phát triển. Ngày càng nhiều hơn những cá thể ĐVHD ngoài tự nhiên trở thành mục tiêu của những kẻ săn bắt trái phép rồi bị mang đi bán tại các cơ sở tín ngưỡng để phục vụ cho mục đích “tạo phước” của một bộ phận người dân.
Bà Nguyễn Thị Phương Dung, Phó GĐ ENV cho biết “Tập tục phóng sinh với ý nghĩa hành thiện tích đức, giải cứu và ban sự tự do cho các cá thể động vật đang gặp nạn là một hành động đáng trân trọng. Tuy nhiên, hành động này cần được thực hiện đúng cách, không nên chạy theo những giá trị phù phiếm, nhu cầu cá nhân mà thúc đẩy tình trạng mua, bán ĐVHD trái phép rồi phóng sinh tại các đền, chùa. ENV không khuyến khích hoạt động nuôi nhốt, phóng sinh ĐVHD tại các đền, chùa và các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng khác. Động vật hoang dã thuộc về tự nhiên! Các tốt nhất để bảo vệ ĐVHD là không nuôi nhốt, tiêu thụ hay mua bán ĐVHD để chúng được sống tự do trong môi trường thiên nhiên”.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 70% các bệnh truyền nhiễm trong 50 năm qua đều có nguồn gốc từ ĐVHD. Những tiếp xúc trực tiếp với ĐVHD chính là điều kiện thuận lợi khiến con người mắc phải nhiều loại virus nguy hiểm như HIV/AIDS, cúm gia cầm, cúm lợn, SARS, Ebola, MERS. Nguồn lây lan ban đầu của Covid-19 – đại dịch đang có ảnh hưởng nghiêm trọng trên toàn thế giới - cũng được xác định nhiều khả năng là từ ĐVHD. Việc nuôi nhốt ĐVHD tại chùa vì vậy cũng gia tăng nguy cơ lây nhiễm các bệnh có nguồn gốc từ ĐVHD cho con người.
LÊ PHƯƠNG KHANH
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
- Các cấp chính quyền và đoàn thể, cộng đồng nhân dân chung tay trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh
- Người dân Cự Đà hồ hởi đón mừng Cây Di sản
- Trung tâm Ứng phó Sự cố Môi trường Việt Nam xuát bản Tập san gắn kết yêu thương bảo vệ môi trường
- Long An: Khuyến khích người dân giám sát, phản ánh về ô nhiễm môi trường
- Đẩy mạnh thực hiện giải pháp cấp bách bảo tồn chim hoang dã, di cư tại Việt Nam
- Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2023 chủ đề: “Chung tay hành động cho thế giới sạch hơn”
- Tây Ninh tăng cường kiểm tra các cơ sở khả năng gây ô nhiễm cao
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Cây Thị gần 400 năm, chu vi thân 2,9 mét, trong khuôn viên đền – chùa Thái, thôn Trấn Nam, xã Trấn Dương, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng vừa được chính quyền và nhân dân xã Trấn Dương long trọng tổ chức lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 22/9/2024.
Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành”
(Tin Môi Trường) - Ban Tổ chức cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” xin trân trọng giới thiệu đội ngũ chuyên gia sẽ đảm nhận vai trò đánh giá các sáng kiến về bảo vệ môi trường tại cuộc thi năm nay.