Trao đổi - Phản biện » Xã hội
Mỗi năm hơn 2 triệu người chết vì ô nhiễm không khí
(14:35:15 PM 04/09/2015)Bài 1: Khí xả xe cơ giới và biến đổi khí hậu
Bài 2: Ảnh hưởng xấu của khí xả từ xe cơ giới đến biến đổi khí hậu
Bài 3: Nguyên nhân gây hiện tượng "Mù quang hoá” cho bầu khí quyển
Kẹt xe ô tô sáng 4 tháng 9 năm 2015 tại Hà Nội
Theo dự thảo chiến lược đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 được Bộ Giao thông Vận tải công bố, số xe gắn máy của cả nước đến năm 2020 sẽ đạt 36 triệu chiếc.
Hiện nay, số xe gắn máy trên toàn quốc đã đạt ~ 38,6 triệu chiếc. Như vậy,con số xe gắn máy trên toàn quốc đã về đích và vượt mức trước hạn.
Điều này là một trong những nguy cơ gia tăng lượng khí thải độc hại cho môi trường.
Ô nhiễm khí thải, bụi tại các thành phố lớn ở VN hiện đang là nỗi lo của người dân
Còn ở Việt Nam, số liệu từ các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc hai bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản vào khoảng từ 6-10% dân số..Như vậy, ước tính Việt Nam có khoảng 6-8 triệu bệnh nhân mắc hai bệnh lý về hô hấp này. Do tình trạng hút thuốc lá, thuốc lào và ô nhiễm môi trường, tỷ lệ mắc hai bệnh này có chiều hướng gia tăng. Đây là thông tin được đưa ra tại hội nghị tổng kết dự án "Phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản" do Bệnh viện Bạch Mai (Bộ Y tế) tổ chức ngày 8/1/2013.
Tác nhân gây hại sức khoẻ khác trong ô nhiễm không khí
Bụi: Hầu hết các hạt bụi có đường kính từ 5-10 µm (có thể dễ dàng xuyên qua khẩu trang) xâm nhập và lắng đọng ở đường hô hấp giữa. Bụi hô hấp là những hạt bụi có đường kính khí động học dưới 5 µm, có thể xâm nhập sâu đến tận các phế nang của phổi là vùng trao đổi của hệ hô hấp. Ảnh hưởng của bụi vào sức khỏe phụ thuộc vào tính chất, nồng độ và kích thước hạt. Bụi có thể gây các bệnh đường hô hấp, tim mạch, tiêu hóa, mắt, da, ung thư...
Chì (Pb): Khói xả từ động cơ của các phương tiện tham gia giao thông có chứa một hàm lượng chì nhất định. Ngoài ra, chì có thể sinh ra từ các mỏ quặng, từ nhà máy sản xuất pin, chất dẻo tổng hợp, sơn, hóa chất... Chì xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, thức ăn, nước uống, qua da, sữa mẹ... Chì sẽ tích đọng trong xương và hồng cầu gây rối loạn tủy xương, đau khớp, viêm thận, cao huyết áp, tai biến não, gây nhiễm độc hệ thần kinh trung ương và ngoại biên, phá vỡ hồng cầu gây thiếu máu, làm rối loạn chức năng thận. Phụ nữ có thai và trẻ em rất dễ bị tác động của chì (gây sẩy thai hoặc tử vong ở trẻ sơ sinh, làm giảm chỉ số thông minh).
Tiếng ồn: Sinh ra từ hoạt động của máy móc, động cơ xe, tiếng còi xe, loa phát thanh... Thông số tiếng ồn có tiêu chuẩn khác nhau theo khu vực và thời gian cụ thể. Khi thông số tiếng ồn vượt quá tiêu chuẩn cho phép sẽ gây mệt mỏi thính giác, giảm thính lực, gây ù tai, điếc nghề nghiệp, làm nhiễu loạn chức năng não, tăng nhip thở, giảm thị lực và khả năng phân biệt màu sắc, gây viêm dạ dày, rối loạn tuần hoàn, rối loạn thần kinh thực vật.
Mất ngủ : Mất ngủ, suy nhược thần kinh, điếc, huyết áp tăng và giảm thính lực ở nhiều người sống ở thành phố một phần là do phải chịu đựng thường xuyên ô nhiễm tiếng ồn, đêm khuya đang ngủ có khi cũng bị giật mình thức giấc, bị đinh tai nhức óc vì tiếng còi hơi xé không gian của các xe tải nặng hoặc tiếng nẹt "pô' xe máy điên dại của những thanh niên nổi hứng phát rồ !
Tiến hành đo tiếng ồn tại 150 điểm quan trắc đặt trên 30 tuyến đường của TP HCM, tiến sĩ Nguyễn Đinh Tuấn, Trường Cao đẳng Tài nguyên & Môi trường TP HCM kết luận: "Tiếng ồn ở mọi nơi mọi lúc ở đây đều vượt mức cho phép. Theo đó, ở tuyến đường đông xe có hầu hết số lần đo vượt tiêu chuẩn ở mức cao. Còn những tuyến đường khác cũng không có kết quả khá hơn. Đáng báo động nhất là ngay cả đêm khuya, từ 10h00 đêm đến 06h00 sáng, mức độ ồn đo được vẫn quá giới hạn gấp nhiều lần.
Không riêng kết quả đo nói trên, kết quả quan trắc tiếng ồn của Chi Cục bảo vệ Môi trường TP HCM ngay từ đầu năm 2009 cũng đã rất đáng lo ngại.
Tất cả các lần đo ở sáu trạm quan trắc gồm: Ngã tư An Sương, Ngã sáu Gò Vấp, Vòng xoay Hàng Xanh, Đinh Tiên Hoàng- Điện Biên Phủ, Vòng xoay Phú Lâm và Ngã tư Huỳnh Tấn Phát- Nguyễn Văn Linh nhiều lần đạt tới 85 dBA, vượt xa ngưỡng tiếng ồn cao nhất cho phép là 75dBA.
Thử đề xuất các giải pháp đối ứng
Việc hạn chế CO2 trong khí thải động cơ xe cơ giớ thải ra trong xu hướng phát triển Kỹ thuật ô tô hiện thời là không thể.
Quá trình cháy nhiên liệu trong động cơ càng hoàn hảo, lượng CO2 hình thành trong sản phẩm cháy càng nhiều. Đó là quy luật bất khả kháng.
Người ta chỉ có thể làm giảm lượng CO2 trong bàu không khí do khí thải của xe cơ giới và các ngành công nghiệp liên quan bằng cách tăng diện tích thảm thực vật hoặc;
Thu hồi CO2 trong không khí để biến chúng thành nhiên liệu như công bố thành tựu nghiên cứu khoa học gần đây công bố; hoặc như ở Mỹ, Brasil và CHLB Đức đã làm thành công.
Đẩy mạnh việc ứng dụng nhiên liệu sinh học như cồn ethanol, (nhiên liệu sinh học E5), mỡ cá basa; Khí H2 từ nước và năng lượng mặt trời; Khí methan (CH4) từ chất thải hữu cơ, dầu jatropha…để giảm ô nhiễm không khí do khí xả của động cơ đốt trong.
Kể từ 1.9.2014, Quảng Ngãi là tỉnh đầu tiên trong nước thực hiện việc sử dụng hoàn toàn xăng sinh học E5. Ngoài Quảng Ngãi ra, hiện nay Vũng Tàu cũng đã triển khai bán 100% xăng E5 tại tất cả cửa hàng xăng dầu ở địa phương này.
Không ngừng cải tiến kỹ thuật thiết kế - chế tạo động cơ; hợp lý hoá và tối ưu hoá kỹ thuật sử dụng - khai thác động cơ nhằm tiết kiệm nhiên liệu và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Cải tạo nền kinh tế xã hội để có cơ sở quy hoạch địa bàn cư trú phù hợp các vùng kinh tế nhằm triển khai ứng dụng giao thông công công một cách có cơ sở kinh tế- Xã hội để có điều kiện hạn chế bớt số phương tiện xe gắn máy.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
- Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật
- Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ một chặng đường
- Từ 1/8, đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ thế nào?
- Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” - Sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với môi trường
- Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm
- Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây
- Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư - "Đô thị di sản thiên niên kỷ"
- Nên hiểu thế nào về ”gạo cứu đói dịp Tết”?
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.