Trao đổi - Phản biện » Xã hội
Khí xả xe cơ giới và biến đổi khí hậu
(21:15:29 PM 03/09/2015)Ảnh minh họa: TL
1. Ô tô là phương tiện giao thông đã trở thành thứ phương tiện không gì thay thế được
Tỷ lệ tăng trường hàng năm của thế giới đương đại của loại phương tiện này trung bình là 3%/năm.
Theo thống kê và dự báo, năm 2015, toàn thế giới có khoảng 665 triệu chiếc, kể cả xe 2, 3 bánh.
Cùng với sự tăng trưởng về số lượng phương tiện, một mâu thuẫn cũng nảy sinh trong sự phát triển của xã hội loài người – đó là sự ô nhiễm bàu khí quyển của trái đất do khí thải từ động cơ của loại phương tiện này; Đặc biệt là đối với các thành phố lớn và khu tập trung dân cư đông thì vấn đề này càng nghiêm trọng.
So với các loại phương tiện giao thông khác như đường thủy, đường sắt và đường hàng không, ở tất cả các quốc gia phát triển và đang phát triển, phương tiện cớ giới đường bộ luôn luôn chiếm tỷ lệ lớn nhất. Đứng đầu là Mỹ với 85% dủng chuyên chở người, 37% dùng chuyên chở hàng hóa.
Các tỷ lệ tương ứng ở Đức là 60% và 75%, ở Nhật là 55% và 90% còn ở Nga là 43% và 84%. Còn ở Việt Nam, đáng tiếc là không tìm được số liệu tương ứng !
Hiện nay, các khí độc hại do động cơ thải ra như khí CO ( khí ngạt chết người) chiếm xấp xỉ 90% lượng khí này có trong bàu khí quyển tại các thành phố lớn trên thế giới.
Theo số liệu thống kê của Bộ Giao thông Vận tải cho biết, trong quí 1/2013 có 28.535 ôtô đăng ký mới, nâng tổng số ôtô trên cả nước lên 2.033.265 xe và có 691.599 xe máy đăng ký, nâng tổng số xe máy của cả nước lên 37.023.078 xe. Hiện tại tổng số ôtô và xe máy trên cả nước đã lên 39.056.343 xe.
Số lượng xe máy tăng nhanh trên phá vỡ kế hoạch mà “Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030” đặt ra, đã được phê duyệt theo Quyết định 356 của Chính phủ hồi cuối tháng 2/2013. Theo đó, đến năm 2020 Việt Nam ở mức 36 triệu xe máy, 3,2-3,5 triệu ôtô.
Chỉ tính riêng tháng 3/2013, số lượng xe máy đăng ký mới tăng lên 198.866 xe (tháng 3/2012 có 187.466 xe đăng ký mới). Nơi tăng mạnh nhất là TP.HCM, trong quí 1/2013 có 4.238 xe ô tô và 82.870 xe máy đăng ký mới. Tổng số xe thành phố đang quản lý đã lên hơn 6 triệu xe, (Theo số liệu thống kê, số xe máy đăng ký ở TP tính đến hết năm 2014 là 6.853.485 xe) trong đó có hơn 5,6 triệu xe máy, 547.606 ôtô. Đó là chưa kể khoảng một triệu xe ở các tỉnh do người dân mang vào thành phố để đi làm.
Cho đến năm 2013, ở Tp.HCM, lượng xe Ôtô là 547.606 chiếc và xe máy là 5.600.000 xe, gấp hơn 10 lần xe ôtô. Lượng khí thải của xe máy thải ra theo tính toán gấp gần 14 lần so với khí thải do ôtô thải ra.
Qua đó cho thấy, việc tìm cách giảm độc hại của lượng khói thải do xe cơ giới đường bộ gây ra phải là nhu cầu bức thiết.
2. Chuẩn môi trường trong lành
Trái đất, cho đến nay vẫn đang còn là hành tinh duy nhất có sự sống mà loài ngưới biết được. Hàng triệu năm nay, trái đất tồn tại được là do sự tự điều chỉnh của môi trường tự nhiên mà người ta gọi là sự tự cân bắng sinh thái.
Theo sự nghiên cứu của các nhà khoa học sinh thái (Ecology) thì thành phần của không khí khô trong môi trường trong lành chỉ bao gồm :
N2 – 78,08 % tính theo thể tích;
O2 – 20,95 % -nt-
Ar – 0,93 % -nt-
CO2 - 0,03 % -nt-
Và kèm theo một ít các nguyên tố khí hiếm khác như :
Ne ( Néon) 10,00182 % tính theo thể tích
He( Hélium) 0,00052 % -nt-
Kr(Kripton) 0,00011 % -nt-
và Xe (Xenon) 0.00001 % -nt-
Ngoài các nguyên tố khí trên ra, tùy nơi, tùy lúc, tùy độ caoso với mặt đất, không khí vẫn được coi là trong lành nếu còn có :
O3 (Ozon) 0~000007 % Tính theo thể tích
CH4 (Methan) 0~ 0.0002 % -nt-
Rn (Radon) vết
Id ( Iod ) vết
Hơi nước vết
3. Không khí nhiễm bẩn do khí thải xe cơ giới đương bộ gây ra
Các chất độc trong khí thải của động cơ xe cơ giới thải ra làm ô nhiễm không khí , ảnh hưởng tới môi trường sinh thái (gồm sinh vật và thực vật) thường có :
CO, NOx ( NO, NO2 , NO3 ,N2O), CnHm và SO2
Tuy nhiên, trong khí xả của động cơ xăng, lượng SO2 là không đáng kể.
4.Từ ngày loài người xuất hiện, thiên nhiên trên trái đất từng bước bị chế ngự
Sự phát triển về trí tuệ loài người đã và đang làm cho trái đất ngày càng đẹp hơn, kỳ vĩ hơn về mặt cảnh quan. Song mặt khác, chính sự ấu trĩ về các quy luật tự cân bằng sinh thái tự nhiên của trái đất cũng đang là nguy cơ hủy hoại sự cân bằng sinh thái tự nhiên, làm mất dần và khó phục hồi được một “Thiên nhiên trong lành” như ngày xưa.
“Thiên nhiên trong lành” bây giờ lại trờ thành niềm mơ ước của các nhà khoa học và những người hiểu biết có lương tri.
5.Một bộ phận nhỏ nhoi của nhân loại đang làm đủ mọi cách để cứu vãn thiên nhiên đang bị nhiễm bẩn
Song cũng không ít những người sống kém hiểu biết và kể cả những kẻ sống vô trách nhiệm đã và đang tham gia một cách vô thức vào việc hủy hoại môi trường sống của chúng ta. Thậm chí, kể cả những kẻ thông thái, giàu có song vì lợi ích cục bộ, lợi ích trước mắt của một nhóm người nào đó kể cả một quốc gia nào đó mà bất chấp hành động của họ trong việc gây hại cho việc bảo vệ môi trường trong lành trên toàn trái đất.
Chuyện ở nước Mỹ là một điển hình
Trước đây, chính quyền Clinton phải cân nhắc hơn một năm mới đặt bút ký vào Nghị đinh thư Kyoto – Nghị định mà các nước công nghiệp phát triển cùng nhau cam kết trong thời gian từ năm 2008 đến 2012 phải giảm 5,2 % lượng CO thải ra so với mốc thải CO của năm 1990 trên toàn thế giới.
Đùng một cái, tổng thống Bush lên nắm quyền đã sổ toẹt điều đó. Phải chăng nước Mỹ thiếu kiến thức ? Không chứ ! Nhưng rõ ràng chính quyền Bush đã tỏ ra thiếu lương tri trong việc này.
Trung Quốc, với việc xây các đập nước lớn trên thượng nguồn sông Mekong cũng không phải là kẻ ngoại lệ, đang đe dọa phá hủy môi trường sinh thái của toàn vùng hạ lưu sông Mekong.
Ngay trên đất nước ta, do thiếu hiểu biết của các cơ quan quản lý nhà nước vì thiếu hiểu biết hay vì lợi ích cục bộ địa phương đã để cho các nhà đầu tư, các tập đoàn kinh tế trong và ngoài nước xây dựng các nhà máy, các khu công nghiệp tạo ra không ít các vùng mà người dân, báo chí gọi là vùng ung thư.
Xem ra, trong thế kỷ 21, đại bộ phận của loài người vẫn đang sống trong bản năng tự nhiên với cái vỏ văn minh!
(Còn tiếp)
Dầu - khí không phải là vô hại
Đặc điểm các tài nguyên hóa thạch là trong thành phần hóa học đều có chứa các nguyên tố cacbon (C), hydro (H), oxy (O), nitơ (N), lưu huỳnh (S), đặc biệt trong than còn có kèm theo chất phóng xạ urani (U) và thori (Th). Khi đốt than đá đã thải ra bầu khí quyển một lượng chất phóng xạ đáng kể. Chỉ tính trong năm 2000, trên toàn thế giới đã thải ra khoảng 12.000 tấn thori và 5.000 tấn urani.
Việc sử dụng những tài nguyên hóa thạch dưới dạng nhiên liệu đã để lại cho con người và hành tinh chúng ta đang sống những hậu quả vô cùng to lớn.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
- Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật
- Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ một chặng đường
- Từ 1/8, đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ thế nào?
- Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” - Sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với môi trường
- Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm
- Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây
- Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư - "Đô thị di sản thiên niên kỷ"
- Nên hiểu thế nào về ”gạo cứu đói dịp Tết”?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.