»

Thứ ba, 05/11/2024, 16:49:25 PM (GMT+7)

Hạn hán, mặn xâm nhập nghiêm trọng: Mẹ thiên nhiên ngày càng khắc nghiệt !

(15:52:32 PM 15/03/2016)
(Tin Môi Trường) - Tuy mới chỉ bắt đầu những tháng đầu năm 2016, thế nhưng nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan liên tiếp xảy ra đã gây những thiệt hại nặng nề cho người dân, dặc biệt là nông dân những sinh hoạt sản xuất phụ thuộc lớn vào thời tiết, môi trường.

Đầu tiên, phải nhắc tới tình trạng xâm ngập mặn tại một số tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long. Tính đến ngày 29/2, trong 13 tỉnh và thành phố vùng ĐBSCL, 6 tỉnh đã công bố thiên tai hạn hán, xâm nhập mặn là Tiền Giang, Bến Tre, Kiên Giang, Sóc Trăng, Long An, Cà Mau. Trong đó, Cà Mau bị thiệt hại về lúa nặng nhất với hơn 49.000 ha.

 

Hạn[-]hán,[-]mặn[-]xâm[-]nhập[-]nghiêm[-]trọng:[-]Mẹ[-]thiên[-]nhiên[-]ngày[-]càng[-]khắc[-]nghiệt[-]!

Hàu chết hàng loạt do mặn xâm nhập ở Bến Tre


Hạn mặn, xâm ngập mặn tấn công trên diện rộng


Tiền Giang là tỉnh đầu tiên ở ĐBSCL công bố thiên tai hạn, mặn cấp độ 1 vào ngày 5/2. Theo số liệu quan trắc của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Tiền Giang, mặn năm 2016 trên các cửa sông xuất hiện sớm và xâm nhập nhanh về phía thượng nguồn.

Đến trung tuần tháng 02/2016, 30.000 ha lúa đông xuân vùng này đang bị nước mặn bao vây, gần 700 ha đã chết trụi. Đến ngày 25/02, diện tích lúa chết tăng lên 931 ha, nhiều nhất là huyện Gò Công Đông với 862 ha. Không chỉ lúa chết, hơn 235.000 người dân tại các huyện đang phải sử dụng nước bị nhiễm mặn.

Trong đó, tại tỉnh Bến Tre, Xâm ngập mặn nghiêm trọng đã làm cho diện tích lúa bị thiệt hại 100% lên đến 19.774 ha, trong đó có 14.759 ha lúa vụ Đông Xuân 2015 – 2016 (Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).


Năm nay thời tiết diễn biến bất thường, nước mặn xuất hiện ngay trong tháng 12/2015 và lên nhanh trong thời điểm trước và sau Tết Bính Thân 2016. Khi ấy, nước trong các kênh nội đồng đã nhiễm mặn, độ mặn hơn 2 phần nghìn, nên không thể bơm nước lên tưới lúa, trong khi cây lúa chưa trổ bông.  Lúa bị vàng lá khi chưa trổ bông, chết sớm không thu hoạch được hạt còn bị mất rơm cho bò ăn.

Tại Sóc Trăng, người dân cũng đang phải đối mặt với những bất lợi kép từ thiên tai. Ảnh hưởng của hiện tượng El Nino khiến cho đời sống, sản xuất của người dân Sóc Trăng gặp muôn vàn khó khăn. Theo lãnh đạo UBND tỉnh Sóc Trăng, hiện nay, hạn mặn đã làm hơn 12 ngàn ha lúa của người dân Sóc Trăng bị ảnh hưởng, trong đó có gần 2.000 ha lúa trổ đòng bị chết vì khô hạn và nước mặn xâm nhập.


Toàn huyện Trần Đề, có hơn 1.000 ha lúa Đông Xuân thì đã có trên 400 ha lúa bị thiệt hại, số diện tích còn lại bị giảm năng suất


Ngoài thiệt hại về lúa do khô hạn, ngoài biển, những con sóng dữ cũng liên tục tàn phá các tuyến đê bao ven biển của tỉnh, gần đây nhất, vào giữa tháng 2/2016, tuyến đê bao xung yếu trên địa bàn lại tiếp tục bị vỡ tại đoạn k41 và k43 thuộc ấp Mỹ Thanh làm sạt lở hoàn toàn gần 50m đê bao, nhiều đoạn bị nước biển xói mòn. Đê bao vỡ thì việc sản xuất, sinh hoạt của người dân hiển nhiên bị ảnh hưởng. Nước mặn xâm nhập sẽ ảnh hưởng đến cơ cấu mùa vụ, dân cư trên địa bàn

Cũng tình trạng ngập mặn ngày càng lan rộng, bà con nông dân khắp các tỉnh An Giang, Cà Mau, Bến Tre… đang gánh chịu thiệt hại chưa từng có. Trong đó, đỉnh điểm là hàng trăm hộ dân nuôi hàu ở huyện Bình Đại (Bến Tre) lâm vào cảnh trắng tay sau khi hàu chết hàng loạt. Người dân cho hay, nước nhiễm mặn quá cao khiến hàng nghìn tấn hàu chuẩn bị thu hoạch chết trắng.


90% diện tích hàu bị chết trắng, bốc mùi tanh nồng nặc người dân phải nuốt nước mắt để vớt xác hàu đi tiêu hủy. Người nuôi hàu ở đây xác định, hàu chết hàng loạt là do nước nhiễm mặn quá cao, thời tiết nắng nóng ban ngày và hạ thấp đột ngột ban đêm.

 

Hạn[-]hán,[-]mặn[-]xâm[-]nhập[-]nghiêm[-]trọng:[-]Mẹ[-]thiên[-]nhiên[-]ngày[-]càng[-]khắc[-]nghiệt[-]!

Hạn hán lịch sử có thể lặp lại ở Ninh Thuận trong năm 2016?


Hết ngập mặn lại đến hạn hán


Hạn hán kéo dài, gây thiệt hại đáng kể về tài sản là tình trạng đang diễn tại Ninh Thuận. Ngày 14/3/2016, Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Thuận đã Quyết định công bố thiên tai do hạn hán diễn ra tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh từ ngày 01/3/2016, gây thiệt hại đáng kể cho sản xuất và chăn nuôi, làm ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người dân trong tỉnh.


Tại Ninh Thuận, kể từ đầu năm 2016, tại hầu hết các khu vực trên địa bàn toàn tỉnh chủ yếu không nơi nào có mưa đáng kể. Trong khi đó theo số liệu quan trắc được từ đầu năm 2016: Nhiệt độ không khí, lượng bốc hơi, số giờ nắng đều ở mức cao hơn so với TBNN cùng thời kỳ; đặc biệt là trị số độ ẩm không khí trung bình ở mức thấp.


Tình hình mực nước trên các sông, suối đang có xu thế giảm chậm và duy trì ở mức thấp, nhiều sông suối nhỏ đã bắt đầu tắt dòng. Trên sông Cái Phan Rang tại trạm Thủy văn Tân Mỹ, mực nước chỉ duy trì ở mức xấp xỉ TBNN; Cá biệt có thời điểm xuất hiện giá trị lượng dòng chảy thiếu hụt hơn 70%.


Theo Quyết định các địa phương chịu thiệt hại do hạn hán bao gồm: Huyện Ninh Hải (05 xã); huyện Ninh Phước (01 xã); huyện Ninh Sơn (06 xã); Thuận Bắc (06 xã); huyện Bác Ái và huyện Thuận Nam (Trên địa bàn toàn huyện).


Đây là năm thứ 2, Ninh Thuận lại có dấu hiệu hạn hán nghiêm trọng. Năm 2015, Ninh Thuận cũng xảy ra hiện tượng hạn hán khốc liệt nhất trong hơn 2 thập kỷ qua. Gần 50.000 người dân bị thiếu đói, nước uống, hoa màu bị thiệt hại nặng nề, hơn 2.000 ha đất phải tạm ngưng sản xuất, trong khi đó, hạn hán kéo dài ảnh hưởng trực tiếp đến hàng chục ngàn đàn gia súc thiếu nước uống, gần 500 con bị chết do suy kiệt. Với những dấu hiệu của những tháng đầu năm nay, thì rất có thể “lịch sử sẽ bị lặp lại” tại Ninh Thuận năm 2016.


Tại Bình Phước, mặc dù chưa bước vào thời kì cao điểm của mùa khô nhưng do thời tiết đang có nhiều diễn biến theo chiều hướng ngày càng khắc nghiệt, nhiều địa phương trong tỉnh Bình Phước đã xảy ra tình trạng hạn hán và cạn kiệt nguồn nước. Người dân hết sức lo lắng bởi mùa khô sẽ còn kéo dài và với tình trạng như hiện nay, cây trồng có thể bị chết, mất mùa có thể xảy ra.


Theo dự báo của Trung tâm khí tượng thủy văn Trung ương, do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, hạn hán năm 2016 sẽ còn tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp với nền nhiệt độ cao và lượng mưa thiếu hụt từ 30% – 50% so với mọi năm, ảnh hưởng đến đời sống của người dân.


Vì vậy, các giải pháp ứng phó với hạn hán, hạn mặn cần được các ngành chức năng gấp rút triển khai nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại cho người dân đặc biệt là nông dân, những người phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết và môi trường.

HÀ PHƯƠNG (hanoi@tinmoitruong.vn)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Hạn hán, mặn xâm nhập nghiêm trọng: Mẹ thiên nhiên ngày càng khắc nghiệt !

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học

Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học

(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 10/10/2024, tại Trụ sở của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã diễn ra Hội thảo về “Kinh nghiệm đọc sách khoa học”. Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó chủ tịch thay mặt Hội đã đến dự và trình bày bài tham luận: KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NHỮNG “VIÊN NGỌC” QUÝ THU ĐƯỢC KHI ĐỌC SÁCH KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ TRONG THỜI ĐẠI CHUYỂN ĐỔI SỐ

Tin Môi Trường
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

VACNE 30 năm
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI