Cộng đồng » Tình nguyện xanh
Mát lòng giữa mùa hạn
(07:59:06 AM 15/04/2015)Giữa cái nắng gay gắt đầu tháng 4, người dân ở xã Nhơn Hải, huyện Ninh Hải - trung tâm vùng hạn của tỉnh Ninh Thuận- vẫn tất bật đào ao, khoan giếng để cứu cây trồng. Cách bờ con suối Lớn đã khô khốc, trơ đá sỏi chừng vài chục mét, chiếc máy bơm đang “khạc” nước trắng xóa từ một giếng đào sâu hun hút.
Giúp nhau lúc ngặt nghèo
Ông Nguyễn Hữu Trị, chủ nhân cái giếng duy nhất ở vùng này, cho biết trước Tết Nguyên đán, 4 sào nho đang ra trái của gia đình ông có nguy cơ mất trắng vì nước suối không còn một giọt. Ông quyết định đầu tư đào giếng cứu vườn nho. Sau gần một tháng quần quật với đá sỏi, cuối cùng ông cũng tìm được nguồn nước từ giếng sâu hơn 10 m, đường kính 6 m. Có nước, vườn nho của gia đình ông tươi tốt trở lại. Sau Tết Nguyên đán, ông bán nho thu về được gần 100 triệu đồng. “Trừ chi phí đào giếng gần 60 triệu đồng, cũng còn kiếm được vài chục triệu. Sướng nhất là lãi… cái giếng” - ông Trị nói vui.
Mới đây, ông Trị tiếp tục chi tiền lắp đặt hệ thống phun tưới tự động để tiết kiệm nguồn nước, chia sẻ cho bà con trong thôn sử dụng. Hơn 20 hộ làm rẫy trong vùng được ông Trị cho mượn máy bơm tưới nước miễn phí. Cuối tháng 12-2014, ông Nguyễn Hà trồng 4 sào nho bị nắng nóng thiêu rụi, đành chặt gốc 2 sào. Hai sào còn lại được ông Trị cho xài nước giếng cứu khát. Hiện giàn nho của ông Hà đã chín bói, chuẩn bị thu hoạch. “Không có vợ chồng ông Trị giúp đỡ, 2 sào nho của tui chắc tiêu luôn” - ông Hà xúc động nói.
Thanh niên tình nguyện đưa nước về cho bà con ở Phước Trung, huyện Bác Ái
Không chỉ có ông Trị, ở xã nghèo Nhơn Hải này còn có gia đình ông Tám Tí, bà Hồng, ông Sáu Hiệp… mạnh dạn bỏ tiền đào ao, vét giếng lấy nước chống hạn. Họ cũng sẵn sàng sẻ chia dòng nước mát ít ỏi của mình cho bà con láng giềng, cùng nhau sản xuất, chăn nuôi mà không đòi hỏi chi phí. “Giúp nhau lúc ngặt nghèo là việc nên làm mà…” - những mạnh thường quân vùng thôn dã Nhơn Hải nói vậy.
Cứu khát vùng cao
Từ cuối tháng 3 đến nay, mỗi tuần 2 đợt, những chuyến xe bồn mang dòng chữ “Đưa nước sạch về vùng hạn” của đoàn viên thanh niên Ninh Thuận vượt hàng chục cây số, từ TP Phan Rang - Tháp Chàm, đưa nước về các vùng tâm hạn ở huyện vùng cao Bác Ái cứu khát cho bà con dân tộc Raglai.
Tại trung tâm xã Phước Trung, vùng hạn gay gắt nhất ở Ninh Thuận, lực lượng thanh niên tình nguyện đã ứng trực, giúp người già, trẻ em lấy nước vào can nhựa từ chiếc xe bồn của Đoàn khối doanh nghiệp Ninh Thuận. Giữa trưa, gần 10 m3 nước được chia cho gần 200 hộ dân địa phương.
Ông Chamaléa Át nói: “Nắng hạn kéo dài hơn 1 năm qua nên nước cho sản xuất cũng không còn. May mà có các bạn trẻ giúp đỡ…”. Anh Hồ Anh Dũng, Bí thư Đoàn khối doanh nghiệp Ninh Thuận, cho biết theo dự báo, hạn hán còn tiếp tục gay gắt ít nhất 5-6 tháng nữa nên đợt “đưa nước về vùng hạn cứu khát cho dân” sẽ kéo dài đến tháng 9-2014. Kinh phí được các nhà tài trợ và đoàn viên thanh niên đóng góp.
Anh Châu Thanh Hải, Bí thư Tỉnh đoàn Ninh Thuận, cho biết đã có kế hoạch cử các đội thanh niên xung kích về từng thôn bản vùng hạn để khoan giếng, đào ao kiếm nước giúp dân...
Tấm lòng đáng quý
“Trong lúc nắng nóng khủng khiếp, ruộng vườn, ao hồ khô khốc thế này thì những can nước ít ỏi chia sẻ cho đồng bào vùng tâm hạn có giá trị biết nhường nào. Tỉnh ghi nhận nghĩa cử ấy của bà con và các đoàn viên thanh niên” - ông Trần Xuân Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận, nói.
Ông Hòa cũng cho biết thêm tỉnh đã có kế hoạch tiếp tục chở nước sạch từ miền xuôi lên vùng cao cho người dân, nguồn kinh phí này do Chính phủ hỗ trợ.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
- 25ha cánh rừng Net Zero Cà Mau tái sinh từ sức sống diệu kỳ
- WWF và những chiến dịch truyền thông giảm nhựa trong du lịch
- Nông dân ở Quảng Nam tham gia mô hình thu gom rác thải bảo vệ môi trường
- "Chạy vì Rùa”: Chung tay bảo vệ những loài nguy cấp, quý, hiếm
- Phát huy tinh thần tiên phong của thanh niên trong bảo vệ môi trường
- Tiếp nhận 3.000 cây dừa giống phủ xanh quần đảo Trường Sa do thị xã Hoài Nhơn (Bình Định) trao tặng
- Những mô hình hiệu quả bảo vệ môi trường sống tại thành phố Hồ Chí Minh
- Thúc đẩy vai trò của thanh niên trong truyền thông môi trường
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc
(Tin Môi Trường) - Vào lúc 7g30 ngày 22/8/2024 tại Nhà tang lễ TP Cần Thơ, Ban tang lễ và gia đình tổ chức lễ truy điệu tiễn đưa GS.TS. Võ Tòng Xuân, Anh hùng Lao động, Nhà giáo Nhân dân về nơi an nghỉ cuối cùng tại quê nhà Thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Ông Lê Văn Nưng, Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang, Trưởng Ban lễ tang đọc diễn văn truy điệu: Một lịch sử tường tận, sáng ngời từ ngày người con của đồng đất An Giang ra đời, thời niên thiếu, lớn lên, trưởng thành đến ngày làm rạng rỡ quê hương, đóng góp vô cùng to lớn cho nông nghiệp, giáo dục nước nhà.
Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt
(Tin Môi Trường) - Giáo sư Võ Tòng Xuân là một trong những nhà khoa học nông nghiệp vĩ đại không chỉ của Việt Nam mà còn của thế giới. Với hơn nửa thế kỷ cống hiến cho sự nghiệp nghiên cứu và phát triển nông nghiệp, ông đã để lại dấu ấn sâu đậm qua những công trình nghiên cứu, những giải pháp thực tiễn mang tính đột phá, và đặc biệt là những đóng góp to lớn trong việc cải thiện cuộc sống bền vững của hàng triệu nông dân.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
World Cleanup Day 2024 - Ngày hội Dọn rác tại Hà Nội
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 29/09/2024, gần 200 tình nguyện viên đã tham dự sự kiện “Ngày hội Dọn rác Thế giới - World Cleanup Day 2024” tại tuyến đường Phạm Hùng (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).