Ngôi làng lấy vợ vì... thiếu nước
(15:49:46 PM 05/06/2015)Không một giọt mưa từ cả tháng nay, đất đai ở ngôi làng Denganmal – cách TP Mumbai khoảng 140 km - nứt nẻ như chân chim.
Nguồn nước duy nhất của cả làng đến từ 2 cái giếng ở chân một ngọn đồi đá. Tuy nhiên, để tới được 2 cái giếng này, người dân phải đi một quãng đường khá xa và khi tới nơi, họ phải chờ dài cổ mới tới lượt.
Dân làng Denganmal tới 2 cái giếng ở chân đồi lấy nước. Ảnh: Reuters
Theo một người người đàn ông tên Sakharam Bhagat, 66 tuổi, hiện có 3 bà vợ, nhiều người ở Denganmal đang tích cực tuyển thêm vợ lẽ để có người đi lấy nước.
Như tình cảnh của ông Bhagat, người vợ đầu tiên của ông đầu tắt mặt tối với các con, trong khi người vợ thứ hai lăn ra bệnh không thể đi lấy nước. Còn ông phải lo làm việc để nuôi sống gia đình. Vì vậy, ông quyết định cưới thêm bà vợ thứ 3 để làm nhiệm vụ đội nước, đảm bảo các thành viên trong gia đình có nước uống và nấu ăn.
Các bà vợ của ông đều sống trong cùng một nhà với chồng nhưng ở các phòng và nhà bếp riêng biệt. 2 bà vợ được giao trọng trách lấy nước, trong khi bà thứ 3 quản lý việc nấu ăn.
Trả lời phỏng vấn hãng tin Reuters, ông Bhagat thật thà cho biết: “Tôi phải cần thêm một ai đó để mang nước về cho chúng tôi và kết hôn là lựa chọn duy nhất”.
Ông Bhagat và 3 bà vợ Sakhri, Tuki, Bhaagi (từ trái qua). Ảnh: Reuters
Vợ ba của ông Bhagat đi lấy nước. Ảnh: Reuters
Mặc dù chính phủ Ấn Độ cấm hình thức đa thê nhưng ở Denganmal, “vợ nước” rất phổ biến. Theo ông Bhagat, họ có thể là những quả phụ hoặc phụ nữ bị ruồng bỏ nhưng sau đó tìm thấy hạnh phúc ở cuộc hôn nhân mới mà cả “hai bên đều có lợi”.
“Chúng tôi giống như chị em. Chúng tôi giúp đỡ nhau. Đôi lúc xảy ra xích mích nhưng chúng tôi ngồi lại để giải quyết” – người vợ cả của ông Bhagat, bà Tuki, nói.
Không chỉ có gia đình ông Bhagat, hàng chục ngàn người dân bang Maharashtra cũng đang phải đối mặt với đợt hạn hán nghiêm trọng nhất trong 1 thập kỷ trở lại đây. Tại tiểu bang lớn thứ 3 Ấn Độ này, chính phủ ước tính hồi năm ngoái có tới hơn 19.000 ngôi làng không có nước sinh hoạt.
Riêng tại làng Denganmal, khu vực có khoảng 100 mái nhà tranh dựng trên những mảnh đất cằn cỗi, hầu hết đàn ông trong làng đều làm nông, thu nhập dưới mức lương căn bản. Người dân địa phương cho biết đám cưới vì muốn có người đội nước đã trở thành một thông lệ ở đây nhiều năm qua.
“Vợ nước” rất phổ biến ở làng Denganmal. Ảnh: Reuters
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phú Yên thành lập Công viên địa chất
- Bộ rễ khủng cây di sản trùm kín miếu thờ ở Quảng Nam
- “Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản
- Linh vật rồng khắp cả nước: Nơi được khen thần thái, nơi bị chê giống giun
- Nghệ nhân Bát Tràng chào tết Giáp Thìn 2024 với ấn ‘Hoàng đế chi bảo’
- Xá lợi tóc Phật được Myanmar bảo vệ nghiêm ngặt như thế nào?
- Quảng Ngãi: Đảo Lớn từng có cây ré mọc, đảo Mù Cu chỉ có cây mù cu
- Thành phố thông minh không chỉ cần phần cứng
- Cây còng "cô đơn" ở miền Tây thu hút nhiều người đến chụp hình
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
(Tin Môi Trường) - Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi tại thôn Giữa, xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang là một báu vật thiên nhiên quý hiếm, đang được bảo tồn trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng này. Đây là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn thu hút du khách từ nhiều tỉnh, thành tới thăm quan.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.