Trao đổi - Phản biện » Xã hội
Bộ trưởng Thăng: Sân bay Phú Quốc không phải thứ để bán
(08:41:03 AM 29/06/2015)
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng trong chương trình tối 28-6 - Ảnh chụp màn hình
Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng cũng đã trả lời những thắc mắc của người dân về việc "đường vừa làm xong đã lún", tình trạng "phí chồng phí"...
* Dự án BOT quốc lộ 1, đoạn qua Thừa Thiên - Huế vừa làm xong đã bị hằn lún và nghe nói ở một số quốc lộ khác cũng có tình trạng tương tự. Hằn lún có phải do nhà thầu thi công kém chất lượng không?
- Bộ trưởng Đinh La Thăng: Nhà đầu tư, nhà thầu không ai muốn đường làm xong bị hằn lún cả, bởi vì thời hạn bảo hành trước đây từ 1-2 năm đã được nâng lên thành 4 năm. Khi để xảy ra hiện tượng hằn lún, nhà đầu tư, nhà thầu phải bỏ tiền ra để làm lại. Khi hằn lún, hội đồng nghiệm thu sẽ không nhiệm thu và không cho thu phí. Điều này sẽ ảnh hưởng tới nhà đầu tư, nhà thầu.
Chúng tôi đang tập trung rà soát lại toàn bộ các quy chuẩn, quy phạm về thiết kế, kiểm soát chặt chẽ đầu vào từ nhựa đường, vật liệu, quy chuẩn thiết kế cấp phối bê tông, kiểm soát tải trọng xe để hạn chế thấp nhất tình trạng hằn lún này.
* Có hay không hiện tượng phí chồng phí khi người dân vừa phải nộp phí đường bộ vừa phải nộp phí khi đi qua các trạm thu phí BOT?
- Bộ trưởng Đinh La Thăng: Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, phí đường bộ dùng để bảo trì các đường quốc lộ, đường địa phương do ngân sách Nhà nước đầu tư. Phí thu khi đi qua các trạm BOT dùng để hoàn vốn và bảo trì cho các dự án BOT đó. Mỗi loại phí có phương thức, nội dung và mục đích khác nhau. Do đó, không thể có chuyện phí chồng phí được.
* Theo luật pháp quy định thì hoàn toàn có quyền thu 2 loại phí này. Nhưng người dân vẫn băn khoăn là quỹ bảo trì đường bộ đã được sử dụng hết chưa mà phải tính tới phí đi qua các đường BOT?
- Bộ trưởng Đinh La Thăng: Về Quỹ bảo trì đường bộ, việc thu theo đầu phương tiện chỉ chiếm khoảng 25%, ngân sách nhà nước phải bù khoảng 25%.
Như vậy, mỗi năm còn thiếu 50% nữa. Phí thu khi đi qua các trạm BOT không phải để bù cho phần thiếu của Quỹ bảo trì đường bộ mà để hoàn vốn cho nhà đầu tư, để bảo trì đường của dự án BOT.
* Tôi đi qua Quảng Bình thì có thấy xây 1 trạm thu phí mới, trong khi cách đó chưa đầy 20km thì đã có trạm thu phí Đèo Ngang rồi. Tôi được biết theo chủ trương của Chính phủ, Bộ GTVT đang xử lý theo hướng là bỏ các trạm thu phí có khoảng cách dưới 70km. Tuy nhiên, các trạm thu phí cũ chưa được dẹp bỏ thì các trạm mới đã mọc lên. Xin được hỏi Bộ trưởng, tại sao lại có tình trạng như vậy?
- Bộ trưởng Đinh La Thăng: Trước hết chúng ta phải khẳng định là việc đặt trạm thu phí phải theo đúng quy định của Luật. Đối với trạm thu phí đặt trên đường quốc lộ thì cần phải có sự thỏa thuận giữa Bộ GTVT, Bộ Tài chính và UBND cấp tỉnh, thành phố. Đối với trạm thu phí đặt trên đường địa phương thì do HĐND tỉnh, thành phố quyết định.
Tuy nhiên, hiện nay có sự thay đổi chính sách. Do đó, một số trạm thu phí đặt trước đây là do vấn đề lịch sử để lại, cần phải thay đổi. Hiện nay thực hiện chủ trương, chỉ đạo của Chính phủ, Bộ GTVT đang rà soát và sẽ xóa bỏ một số trạm thu phí không hợp lý.
Đối với trạm Đèo Ngang, hiện nay chúng tôi đang đàm phán với nhà đầu tư để cố gắng đến đầu năm 2016 sẽ dẹp bỏ trạm này, để bảo đảm đúng theo quy định hiện hành của Nhà nước.
* Một con đường cao tốc được xây theo hình thức BOT thường tốn tới hàng nghìn tỷ đồng và mức phí của người dân phải nộp khi đi qua thì không hề nhỏ. Đơn cử như cao tốc Nội Bài - Lào Cai thì mức phí cao nhất lên tới 1,2 triệu đồng. Xin được hỏi Bộ trưởng khi thu mức phí cao như vậy, Bộ GTVT có chứng minh được hiệu quả kinh tế cho người dân hay không?
- Bộ trưởng Đinh La Thăng: Mỗi một dự án triển khai đều phải được tính toán, đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội, hiệu quả tài chính của dự án. Thực tế từ khi dự án đưa vào khai thác, thời gian đi từ Hà Nội lên Lào Cai đã rút ngắn còn một nửa. Chi phí xăng dầu, chi phí khấu hao, sửa chữa cũng giảm được 30%. Trên thực tế, hầu như các loại xe tải, xe không cần đi bám sát đường cũ nữa thì đều đã đi trên đường cao tốc.
* Tôi nghe nói Bộ GTVT đang trình Chính phủ chủ trương được bán sân bay Phú Quốc. Sân bay là công trình chiến lược quan trọng và chưa có tiền lệ bán cho tư nhân. Tôi rất băn khoăn không biết việc bán cho tư nhân có ảnh hưởng đến vấn đề an ninh, quốc phòng hay không?
Sân bay Phú Quốc - Ảnh: T.T
- Bộ trưởng Đinh La Thăng: Tôi xin được nói lại đây không phải là bán sân bay Phú Quốc, mà đây là một hình thức chuyển nhượng kết cấu hạ tầng hàng không đã được quy định trong Luật và các văn bản hướng dẫn.
Do đó, chỉ chuyển nhượng quyền khai thác cảng hàng không thôi. Còn quyền sở hữu hạ tầng hàng không, quyền sở hữu đất, nhiệm vụ của cơ quan quản lý Nhà nước không được chuyển giao cho nhà đầu tư mới. Việc chuyển nhượng này cũng phải bảo đảm vấn đề quốc phòng - an ninh.
Những hạng mục kết cấu hạ tầng hàng không có liên quan, dùng chung cho mục đích dân sự và quân sự đóng vai trò quan trọng thì không chuyển nhượng.
Thực ra, trên thế giới hay trong khu vực thì họ làm lâu rồi nhưng đối với nước ta là việc mới. Do đó, Bộ GTVT đã trình Thủ tướng Chính phủ cho phép làm thí điểm.
* Sau khi chuyển giao thì liệu tư nhân có tự ý tăng giá với các hãng hàng không để rồi các hãng lại tăng giá vé cho hành khách hay không?
- Bộ trưởng Đinh La Thăng: Toàn bộ giá cả đều được Nhà nước, cụ thể là Bộ Tài chính quản lý, quy định khung giá dịch vụ hàng không và phi hàng không.
Do đó, nhà đầu tư được nhượng quyền khai thác Cảng hàng không Phú Quốc chẳng hạn, sau một thời gian nhất định phải chuyển trả lại Nhà nước. Giá cả phải được thực hiện theo đúng quy định của Bộ Tài chính chứ không được quyền nâng giá.
Tóm lại, việc chuyển nhượng không dẫn đến độc quyền, không dẫn đến khả năng một nhà đầu tư có quyền chi phối được nâng giá cả dịch vụ hàng không cũng như phi hàng không.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
- Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật
- Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ một chặng đường
- Từ 1/8, đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ thế nào?
- Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” - Sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với môi trường
- Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm
- Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây
- Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư - "Đô thị di sản thiên niên kỷ"
- Nên hiểu thế nào về ”gạo cứu đói dịp Tết”?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.