»

Thứ bảy, 18/01/2025, 07:44:53 AM (GMT+7)

Phát huy vai trò của đoàn thể trong giảm thiểu rác thải nhựa ở TP. Phú Quốc

(15:31:39 PM 09/11/2023)
(Tin Môi Trường) - Tại TP. Phú Quốc (Kiên Giang) những năm qua, Tổ chức Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên (WWF) tại Việt Nam là một trong những đơn vị đã liên tục phối hợp cùng với chính quyền địa phương, doanh nghiệp, tổ chức, cộng đồng người dân trong các dự án, chương trình hành động giảm rác nhựa, hạn chế ô nhiễm nhựa đại dương. Vì vậy, TP. Phú Quốc là TP đầu tiên nước ta cam kết trở thành Đô thị giảm nhựa - loại bỏ ô nhiễm nhựa.

 Phát[-]huy[-]vai[-]trò[-]của[-]đoàn[-]thể[-]trong[-]giảm[-]thiểu[-]rác[-]thải[-]nhựa[-]ở[-]TP.[-]Phú[-]Quốc

WWW Việt Nam phối hợp với Hội liên hiệp phụ nữ Thành phố Phú Quốc triển khai chuỗi chương trình truyền thông giảm nhựa

 
Phát huy vai trò đoàn thể, khơi dậy ý thức trách nhiệm người dân
 
Ông Nguyễn Lê Quốc Toàn, Phó Chủ tịch UBND TP. Phú Quốc cho biết, ô nhiễm môi trường do rác thải, đặc biệt là rác thải nhựa trong đại dương đã trở thành vấn đề cấp bách toàn cầu, vấn đề có tính liên vùng, xuyên biên giới. Giải quyết vấn đề này cần có sự chung tay của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp và từng người dân địa phương trong nỗ lực chung của khu vực và toàn cầu; trước hết bắt đầu từ việc giảm thiểu tiêu thụ các sản phẩm nhựa và ni lon khó phân hủy, đặc biệt là các sản phẩm nhựa dùng 1 lần.
 
Bà Nguyễn Thị Mỹ Quỳnh - Quản lý dự án, Hợp phần Thủy sản và Khu Bảo tồn Biển WWF-Việt Nam tại Phú Quốc cho biết, ô nhiễm rác thải nhựa đang là một trong những thách thức môi trường lớn nhất trong thời đại của chúng ta. Là TP trẻ và đang trên đà phát triển nhanh chóng, Phú Quốc đang phải đối mặt với những thách thức lớn trong công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn sinh hoạt nói chung và rác thải nhựa nói riêng.
 
Trước thực trạng đó, UBND TP. Phú Quốc đã kêu gọi mọi tổ chức, cộng đồng doanh nghiệp, cá nhân đang sống, làm việc, du lịch tại Phú Quốc hãy đồng hành cùng địa phương ngay trong việc bảo vệ môi trường, giảm thiểu rác thải nhựa; giảm tiêu dùng hướng đến nói không với sản phẩm nhựa dùng một lần vì một Phú Quốc với môi trường sống hiện đại, xanh như chủ trương của Chính phủ; kêu gọi các cấp, thức các ngành, các cơ quan tổ chức, các doanh nghiệp và cộng đồng cùng thống nhất nhận thức, chung tay hành động chống rác thải nhựa.
 
Tại Hội nghị “Mô hình, giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt và giảm thiểu chất thải nhựa tại các đô thị” do Cục Biển và Hải đảo tổ chức mới đây, trong nội dung báo cáo tiến độ thực hiện Dự án “Giảm thiểu Rác thải nhựa đại dương” tại TP. Phú Quốc 9 tháng đầu năm 2023, thành phố đã thu gom và xử lý khoảng 160 tấn rác thải nhựa (RTN), trong đó thu hồi khoảng 4 tấn rác chế.
 
Để hiện thực hóa mục tiêu này, dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” do Cục Biển và Hải đảo, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với WWF-Việt Nam và UBND TP Phú Quốc cùng các đơn vị chuyên môn, đoàn thể và doanh nghiệp triển khai nhiều hoạt động khác nhau nhằm giảm thiểu rác thải nhựa thông qua công tác tuyên truyền và giáo dục nâng cao nhận thức, thúc đẩy phân loại và tái chế rác thải nhựa, đồng thời tăng cường công tác quản lý, thu gom, xử lý và xóa bỏ các điểm nóng ô nhiễm rác thải nhựa.
 
Để triển khai tốt nhiệm vụ này, TP. Phú Quốc đã tổ chức cho 20 cán bộ đại diện các phòng, ban, và hội đoàn thể đi tham học tập các mô hình phân loại rác tại nguồn, giảm thiểu RTN và quản lý rác thải hiệu quả dựa vào cộng đồng tại TP. Hải Phòng, TP. Hạ Long (Quảng Ninh) và Cù Lao Chàm (Quảng Nam). Song song với đó là sự đồng hành của Hội Liên hiệp phụ nữ TP. Phú Quốc đã thực hiện vận động thêm 565/700 hộ gia đình/tiểu thương đăng ký thực hành phân loại rác tại nguồn và giảm thiểu RTN trên địa bàn thành phố.
 
Cùng với việc phân loại RTN trong sinh hoạt, lãnh đạo thành phố giao nhiệm vụ đến phòng Tài nguyên và Môi trường và Phòng Văn hóa – Thông tin có trách nhiệm phối hợp tổ chức chuỗi hoạt động truyền thông giảm nhựa cho du khách du lịch tại cảng Bãi Vòng: Cung cấp sổ tay và video truyền thông cho tất cả các phương tiện vận tải hành khách trên biển đến Phú Quốc, bố trí thêm các thùng rác và các điểm tập kết rác tái chế tại cảng, triển lãm ảnh về môi trường và rác thải nhựa tại cảng Bãi Vòng, tổ chức lễ phát động tuần lễ truyền thông về “Giảm thiểu rác thải nhựa để phát triển du lịch Phú Quốc bền vững”; “Chung tay tuyên truyền, thu gom rác thải tại cảng cá An Thới vì môi trường và sinh kế bền vững”. Tại những sự kiện này, TP. Phú Quốc đã kêu gọi 10 ngư dân/doanh nghiệp, đại diện cho hơn 500 tàu cá Phú Quốc và các Doanh nghiệp hoạt động tại cảng An Thới, đã ký cam kết giảm thiểu rác nhựa và mang rác về bờ.
 
Phát[-]huy[-]vai[-]trò[-]của[-]đoàn[-]thể[-]trong[-]giảm[-]thiểu[-]rác[-]thải[-]nhựa[-]ở[-]TP.[-]Phú[-]Quốc
Phú Quốc phấn đấu không còn rác thải
 
Xây dựng môi trường giáo dục xanh
 
Đặc biệt, việc truyền thông về bảo vệ môi trường nói chung và giảm thiểu rác thải nhựa nói riêng trong học đường cũng được TP. Phú Quốc triển khai rất tốt như: Mô hình trường học giảm nhựa tại trường TH-THCS Nguyễn Trung Trực. Kết quả cho thấy, trong năm học 2022-2023, trường TH-THCS Nguyễn Trung Trực, đã cắt giảm 95% lượng rác thải nhựa từ văn phòng và 39% lượng rác thải nhựa từ hoạt động ăn uống trong trường học. Trong đó, bao gói thực phẩm, dụng cụ ăn uống bằng nhựa dùng 1 lần như ống hút, túi nilon đã được giảm thiểu đáng kể. Cũng theo kết quả khảo sát cuối chương trình, 90% học sinh đã thực hành phân loại rác tại trường, 83,7% thực hành biện pháp giảm nhựa; tăng lần lượt 46,3% và 40% so với khảo sát đầu chương trình. 
 
Mô hình giảm nhựa ở trường TH-THCS Nguyễn Trung Trực đã được nhân rộng, lan tỏa về cách làm hay, rất thực tế và có ý nghĩa giáo dục trong học sinh.
 
Tuyên truyền để xóa điểm đen ô nhiễm
 
Cùng với WWF Việt Nam, Phòng Tài nguyên & Môi trường và Ban Quản lý Công trình Công cộng thành phố đã triển khai mô hình điểm tham quan giảm nhựa tại khu vực tham quan Dinh Cậu – Công viên Bạch Đằng và lắp đặt các thùng rác phân loại dành cho du khách trên tuyến đường du lịch Trần Hưng Đạo. Phòng Văn hoá và Thông tin triển khai Chương trình vận động doanh nghiệp giảm nhựa nhằm kêu gọi các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thành phố chung tay đồng hành với chính quyền địa phương, thực hành các biện pháp cắt giảm sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và quản lý rác nhựa hiệu quả.
 
Ngoài ra, Thành Đoàn Phú Quốc đã triển khai Chương trình xóa điểm nóng ô nhiễm rác nhựa và xây dựng các điểm tập kết xanh, và hoạt động Giờ vàng – Đổi rác lấy nhu yếu phẩm nhằm khuyến khích thói quen phân loại rác tại nguồn và bỏ rác đúng nơi quy định xóa 02 điểm đen ô nhiễm môi trường để xây dựng 02 trạm tập kết xanh ở xã Hàm Ninh và xã Dương Tơ. Rất nhiều tấn rác đã được thu gom và 02 trạm tập kết xanh đã đi vào hoạt động. Đồng thời, Dự án đã phối hợp với các phòng ban liên quan để triển khai phần lớn các nội dung của nghiên cứu đánh giá tiền khả thi về các giải pháp giảm rò rỉ RTN trên sông Dương Đông.
 
Tại Thổ Châu, UBND xã đã phối hợp với Dự án tổ chức các buổi tuyên truyền về Luật Bảo vệ môi trường và các quy định liên quan đến quản lý chất thải rắn sinh hoạt, phân loại rác tại nguồn; đồng thời đã tập huấn kỹ năng truyền thông, vận động cộng đồng bằng phương pháp giáo dục hành động cho nhóm cán bộ nòng cốt. Kết quả xã đã vận động được 203 hộ đăng ký thực hiện phân loại rác thải tại nhà và thực hành giảm nhựa bằng 1 số hành động cụ thể.
 
Vườn quốc gia Phú Quốc tiếp tục thực hiện hoạt động giám sát rác thải biển và tổ chức các đợt dọn vệ sinh làm sạch bãi biển, rạn san hô trong Khu bảo tồn biển Phú Quốc.
 
Phát[-]huy[-]vai[-]trò[-]của[-]đoàn[-]thể[-]trong[-]giảm[-]thiểu[-]rác[-]thải[-]nhựa[-]ở[-]TP.[-]Phú[-]Quốc
Thu gom rác thải
Trong 8 năm vừa qua, Phú Quốc Sạch và Xanh đã có sự tham gia của hơn 60 tổ chức và gần 9000 lượt tình nguyện viên, đã tổ chức 280 hoạt động, trực tiếp thu gom 187,000kg rác trên các bờ biển, đảo nhỏ ở khắp Phú Quốc. Một số hoạt động của nhóm như: Chiến dịch Dọn sạch bãi biển hàng tháng, đổi rác lấy quà, Bản tin Phú Quốc Ét Ô Ét, Phú Quốc quá trời dép!!!… Nhóm hướng tới mục tiêu nâng cao nhận thức và hành động về phân loại rác tại nguồn, tuần hoàn, tái chế, giảm thiểu tác động đến môi trường. Từ đó tạo thói quen phân loại rác đến cộng đồng, góp phần tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân và du khách về rác thải nhựa.
MINH HỒNG
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Phát huy vai trò của đoàn thể trong giảm thiểu rác thải nhựa ở TP. Phú Quốc

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới

Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới

(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:

Tin Môi Trường
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

VACNE 30 năm
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI