Trao đổi - Phản biện
Thăm dò hay khai thác tài nguyên trái phép?
(09:36:51 AM 06/08/2013)Bãi thải sau sàng tuyển thiếc sa khoáng Bắc Lũng (Ảnh: Âu Vượng/Nông nghiệp Việt Nam)
Dư luận như sau: Mỏ thiếc sa khoáng Bắc Lũng nằm trong địa bàn xã Phúc Ứng và mỏ thiếc Sơn Dương tại địa bàn xã Kháng Nhất, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang đã hết hạn khai thác từ năm 2008. Công ty CP Kim loại màu Tuyên Quang phải dừng mọi hoạt động khai thác, để làm các thủ tục thăm dò, đánh giá lại trữ lượng và chờ Quyết định cấp mỏ theo quy định pháp luật.
Theo đó, từ tháng 1/2009 là thời hạn phải tạm dừng các hoạt động sản xuất để phục vụ cho việc thăm dò, đánh giá lại trữ lượng tài nguyên. Quy định là vậy, nhưng ông Dương Đức Công – Giám đốc Công ty CP Kim loại màu Tuyên Quang vẫn chỉ đạo Xí nghiệp thiếc Bắc Lũng, Xí nghiệp thiếc Sơn Dương tổ chức khai thác quặng thiếc sa khoáng.
Do có sự đôn đốc và trực tiếp chỉ đạo của ông Dương Đức Công, nên công việc khai thác thiếc sa khoáng ở hai mỏ trên luôn diễn ra đều đặn, năm này qua năm khác, với hơn 100 công nhân chính quy và trên 200 lao động hợp đồng thời vụ.
Không chỉ khai thác thủ công, các thiết bị phục vụ khai thác thiếc sa khoáng cũng rất hùng hậu với hàng chục máy xúc, máy ủi, máy bơm bùn, bơm nước, hệ thống điện sản xuất, đường nội bộ, ao đổ thải, sàng tuyển rửa đất đá lấy quặng…
Nơi nào có quặng thiếc sa khoáng sẽ được chỉ đạo đào hố mở moong khai thác nhanh gọn quặng, rồi chuyển thành moong chứa chất thải nhằm che lấp hiện trường. Không chỉ giao kế hoạch cho từng xí nghiệp khai thác trái phép tài nguyên, giám đốc Công ty CP Kim loại màu Tuyên Quang còn thường xuyên đến thúc ép công nhân đẩy nhanh tiến độ, việc khai thác trái phép phải thật chóng vánh.
Một công nhân công tác lâu năm tại Xí nghiệp thiếc Bắc Lũng dẫn chúng tôi đến từng moong, đã đào quặng thiếc sa khoáng từ năm 2009 đến nay và chỉ dẫn: Trong thời gian gần 5 năm (từ tháng 1/2009 đến 6/2013), Xí nghiệp thiếc Bắc Lũng đã mở mới nhiều moong lấy quặng thiếc sâu hoắm tại các vị trí: C2-16, C2-17, C2-18, C2-19…, các hố đào bới và khai thác kiểu cuốn chiếu trên phạm vi rộng lớn, bùn đất đùn ra như một đại công trường vẫn còn đó màu đất bùn đỏ au.
Cũng theo ước tính của người công nhân này, thì tổng diện tích đất đã đào đãi thiếc sa khoáng khi chưa được cấp phép tại mỏ thiếc sa khoáng Bắc Lũng, có diện tích rộng khoảng hơn 30 ha, độ sâu trung bình từ 25 đến 30 mét.
Người công nhân cho biết tiếp, Công ty CP Kim loại màu Tuyên Quang đã lợi dụng Giấy phép thăm dò để tổ chức khai thác wolfram gốc Khu A – Thiện Kế (xã Thiện Kế, huyện Sơn Dương).
Khi được vị này chỉ dẫn kỹ lưỡng về cách tiếp cận đường hầm bí mật, đã lấy nhiều quặng wolfram gốc suốt nhiều năm qua, phóng viên nhiều lần qua lại khu vực được gọi là Xóm Mỏ, xã Thiện Kế để tìm cách tiếp cận khu mỏ, từ đó tìm cách đột nhập đường hầm mà giới khai khoáng ca tụng là đường lò khai thác quặng trái phép lớn nhất Tuyên Quang!
Bãi thải rửa đất để khai thác quặng thiếc sa khoáng tại Bắc Lũng (Ảnh: Âu Vượng/Nông nghiệp Việt Nam)
Quan sát, muốn vào được tới nơi, chỉ con đường duy nhất là đi qua khu vực bãi thải và moong khai thác sa khoáng wolfram Thiện Kế. Do tính chất “bí mật”, nên hầm lò này luôn được lãnh đạo Xí nghiệp wolfram Thiện Kế cắt cử bảo vệ canh phòng cẩn thận. Không chỉ những người được giao nhiệm vụ ăn lương bảo vệ, mà ngay cả những người mót sái quặng cũng được cài cắm để theo dõi người lạ.
Giữa tháng 7/2013, tôi làm quen được một công nhân trong đội khai thác tại hầm lò này. Qua trao đổi, anh ta nhận lời dẫn đường lội men theo bờ suối để vượt qua hệ thống bảo vệ, rồi dẫn vào tận cửa hang. Cuối cùng, tôi cũng đã có mặt tại cửa hầm khai thác quặng gốc wolfram Thiện Kế, đúng lúc công nhân đang làm việc miệt mài, xe goòng chở đá và quặng liên tục được kéo lên mặt đất, đổ vào thùng xe tải chở đi nơi khác tuyển lọc quặng.
Quan sát nhanh thấy rằng, hầm lò rất quy củ, từ hệ thống điện, đường nội bộ, đến kho chứa thuốc nổ chỉ cách cửa hầm khoảng 15 mét, máy thông gió thổi đinh tai, đường ray để kéo quặng, chất thải lên mặt đất hoạt động nhiều năm nên mòn vẹt.
Còn bảng nội quy làm việc được viết bằng mực xanh, trên nền phông trắng do Giám đốc Xí nghiệp Lê Văn Thực ký, cùng với biển hiệu “an toàn lao động”, biển cấm người không nhiệm vụ miễn vào khu vực sản xuất, đều được viết bằng chữ màu vàng trên nền đỏ nom rất hoành tráng.
Tại khu vực cửa hang, có 4 ống kính camera giám sát chĩa ra xung quanh. Nếu không có người dẫn đường tới tận cửa hang, thì khó có thể tiếp cận được cửa hang, do cửa hang này cách xa văn phòng cỡ khoảng 1km, đường đến khá hiểm trở và được che chắn kín đáo.
Cửa địa đạo nhỏ gọn, có mấy mét vuông ngoài mặt đất, rồi đi sâu vào lòng núi, nó cứ sâu hun hút và sâu như thế nào, dài bao nhiêu km cũng như trong đó bị đào rỗng lòng núi ra sao, hay thả bao nhiêu cửa giếng lần theo các thân vỉa quặng trong lòng núi, lấy được bao nhiêu tấn quặng gốc, có lẽ duy nhất người đứng đầu nơi này mới nắm rõ.
Một công nhân cho hay: Đường lò này đã được mở để khai thác quặng từ năm 2006, đến nay đã sâu hàng trăm mét. Chỗ nào có vỉa quặng đã được các tổ đội khai thác đuổi theo lấy bằng hết. Những năm trước quặng nhiều lắm, sang năm 2013 thì mỗi ngày cũng chỉ được khoảng 1 tạ. Vì trong hầm lò đã đào, nổ mìn phá đá suốt nhiều năm, bây giờ thông rỗng như hội trường…
Do quy mô khai thác hoành tráng, biển hiệu rõ ràng, công nhân khai thác luôn mặc đúng trang phục của Xí nghiệp, nên các cơ quan chức năng mỗi lần đến kiểm tra, sẽ khó phát hiện Xí nghiệp wolfram đang lợi dụng giấy phép thăm dò để khai thác trái phép tài nguyên quốc gia.
Chúng tôi xin chuyển những thông tin có trong bài viết và những hoài nghi của dư luận xã hội đến các cơ quan chức năng tỉnh Tuyên Quang sớm vào cuộc làm rõ: Có phải Công ty CP Kim loại màu Tuyên Quang đã lợi dụng giấy phép thăm dò để khai thác tài nguyên trái phép?
Ngày 5/6/2013, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cấp Giấy phép khai thác số 866/GP-BTNMT do Thứ trưởng Nguyễn Linh Ngọc ký, về việc cho phép Công ty CP Kim loại màu Tuyên Quang được phép khai thác quặng thiếc sa khoáng bằng phương pháp lộ thiên tại khu vực mỏ Bắc Lũng, xã Phúc Ứng, huyện Sơn Dương.
Như vậy, từ năm 2009 đến nay, Xí nghiệp thiếc Bắc Lũng đã khai thác khi chưa có kết quả thăm dò về trữ lượng khoáng sản thì việc tính thuế tài nguyên, phí môi trường đối với diện tích đã khai thác ra sao? Trong khi quặng thiếc luôn có giá trị cao, thời điểm cao nhất gần 500 nghìn đồng/kg, ai dám chắc quặng thiếc không bị tẩu tán trót lọt ra ngoài? Khác gì tài nguyên quốc gia bị đánh cắp! Ngày 24/2/2010, Bộ Tài nguyên và Môi trường mới có Quyết định số 361/GP-BTNMT về việc cho phép Công ty CP Kim loại màu Tuyên Quang thăm dò wolfram gốc Khu A – Thiện Kế, xã Thiện Kế, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Thời hạn thăm dò 24 tháng kể từ ngày ký quyết định. Thế nhưng, suốt thời điểm trước và sau đó, Xí nghiệp wolfram Thiện Kế đã dùng thuốc nổ phá đá trong lòng núi như một công trường khai thác thực thụ và đã lấy đi rất nhiều tấn quặng. Cho đến khi thời hạn thăm dò mỏ đã hết hiệu lực từ tháng 3/2013, nhưng việc khai thác wolfram gốc vẫn diễn ra bình thường. |
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đạo đức của người quản gia
- Việt Nam có hang núi lửa dài nhất Đông Nam Á
- Sài Gòn: Nhà hàng mở thi ăn phở khủng bị tố tung tiểu xảo
- Rắn lục đuôi đỏ cắn gần 500 người miền Nam
- Ngày 28/10, sẽ tổ chức giao lưu trực tuyến quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường đợt 2
- Nhà thầu Trung Quốc đòi thêm tiền rồi bỏ về nước
- Hà Nội tự làm đường nước sông Đà bằng công nghệ nào?
- Những nội dung đổi mới quan trọng của Luật Đất đai năm 2013
- Sẽ có loại cây thay thế đèn đường?
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 10/10/2024, tại Trụ sở của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã diễn ra Hội thảo về “Kinh nghiệm đọc sách khoa học”. Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó chủ tịch thay mặt Hội đã đến dự và trình bày bài tham luận: KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NHỮNG “VIÊN NGỌC” QUÝ THU ĐƯỢC KHI ĐỌC SÁCH KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ TRONG THỜI ĐẠI CHUYỂN ĐỔI SỐ
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.