Trao đổi - Phản biện
Nhiên liệu sinh học có lợi cho môi trường
(08:22:04 AM 22/07/2013)
Ảnh minh họa
Nhằm giảm khí thải, tiết kiệm nhiên liệu, Chính phủ đã cho triển khai đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Để hiểu rõ hơn hiệu quả khi dùng nhiên liệu sinh học, phóng viên Báo Đồng Nai đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Đình Hiệp, Vụ trưởng Vụ Khoa học - công nghệ (Bộ Công thương). Ông cho biết:
- Việc nghiên cứu, phát triển sản xuất và sử dụng nhiên liệu sinh học (NLSH) thu hút sự quan tâm rất lớn của các quốc gia trên thế giới do lợi ích của nhiên liệu này đối với an ninh năng lượng, môi trường và xã hội. Dẫn đầu trong chương trình sử dụng NLSH là Brasil với 50% số xe sử dụng NLSH. Tiếp đến là Mỹ, Philippines, Thái Lan… với hàng loạt chính sách ưu đãi đặc biệt để phát triển việc sử dụng NLSH
Sử dụng NLSH với nhiều nước trên thế giới đã trở thành thông dụng, song ở Việt Nam vẫn còn khá mới mẻ. Ông có thể nói rõ hơn về hiệu quả của sử dụng nhiên liệu này?
- Từ tháng 7-2007, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án phát triển NLSH đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 và giao đề án cho Bộ Công thương triển khai thực hiện. Trên cơ sở đó, Bộ Công thương tiến hành quy hoạch sản xuất cồn (ethanol) - nhiên liệu phục vụ cho sản xuất NLSH. Hiện nay, Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu, phối trộn thành công NLSH là xăng sinh học E5, E10, E15, E20 (dùng ethanol phối trộn với xăng thông thường) và đưa ra bán thí điểm tại 160 cửa hàng tại một số tỉnh, thành trong nước. Ưu điểm lớn nhất của việc sử dụng NLSH là giảm từ 27-44% các loại khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Đồng thời, sử dụng NLSH còn tiết kiệm được nhiều nhiên liệu so với dùng các loại xăng thông thường.
Xăng sinh học đã đưa ra bán thí điểm tại một số tỉnh thành, song vẫn chưa được nhiều người tiêu dùng lựa chọn. Nguyên nhân có phải do chất lượng?
- Theo tôi, khi một dòng sản phẩm mới ra thị trường cần có thời gian để người tiêu dùng thử nghiệm và đánh giá. Tới đây, Bộ Công thương sẽ tăng cường công tác tuyên truyền về lợi ích của việc sử dụng loại xăng này trên phương tiện thông tin đại chúng để người dân biết và sử dụng. Còn về chất lượng các loại xăng sinh học, Vụ Khoa học - công nghệ đã có mấy năm liền thí nghiệm trên các loại xe máy, ô tô và kết quả máy móc không có gì khác biệt so với dùng các loại xăng thông thường. Ngoài ra, dùng các loại xăng sinh học còn giúp các loại xe máy, ô tô khởi động, tăng tốc tốt hơn.
Thời gian qua, trong cả nước xảy ra nhiều vụ cháy xe cũng do phối trộn cồn với xăng thông thường. Vì vậy, nhiều người nghe xăng sinh học có phối trộn với cồn rất e ngại?
- Đây là sự hiểu lầm đáng tiếc. Vì xăng sinh học phối trộn với cồn ethanol được sản xuất từ mì lát nên rất an toàn, không gây cháy nổ. Còn loại xăng gây cháy, nổ cho hàng loạt xe máy vừa qua trong cả nước là do một số đầu nậu lén lút nhập khẩu cồn methanol về để phối trộn. Loại cồn được sản xuất từ khí mê-tan có nguồn gốc hóa thạch và rẻ chỉ bằng 1/3 giá xăng thông thường. Song phối trộn loại cồn methanol vào xăng với tỷ lệ trên 5% rất dễ gây cháy nổ. Còn xăng sinh học một số nước, như: Mỹ, Brasil… đã sử dụng đồng loạt với tỷ lệ từ 20-25% vẫn rất an toàn.
Xăng sinh học có khá nhiều ưu điểm, nhưng đến khi nào sẽ đưa vào sử dụng rộng rãi để thay thế dần các loại xăng thông thường?
- Hiện nay, cả nước có 6 nhà máy sản xuất NLSH đi vào hoạt động với công suất 535 triệu lít ethanol/năm. Trong đó, lượng tiêu thụ trong nước khoảng 20%, còn lại là xuất khẩu sang Nhật, Hàn Quốc, Philippines. Đây là sự lãng phí lớn nguồn NLSH. Theo lộ trình của Chính phủ từ cuối năm 2014 sẽ đưa xăng sinh học E5 vào sử dụng cho phương tiện cơ giới đường bộ tại 7 tỉnh, thành lớn và cuối năm 2015 sẽ dùng cho các loại xe trên toàn quốc. Và từ cuối năm 2017, đưa vào sử dụng toàn quốc xăng sinh học E10.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đạo đức của người quản gia
- Việt Nam có hang núi lửa dài nhất Đông Nam Á
- Sài Gòn: Nhà hàng mở thi ăn phở khủng bị tố tung tiểu xảo
- Rắn lục đuôi đỏ cắn gần 500 người miền Nam
- Ngày 28/10, sẽ tổ chức giao lưu trực tuyến quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường đợt 2
- Nhà thầu Trung Quốc đòi thêm tiền rồi bỏ về nước
- Hà Nội tự làm đường nước sông Đà bằng công nghệ nào?
- Những nội dung đổi mới quan trọng của Luật Đất đai năm 2013
- Sẽ có loại cây thay thế đèn đường?
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 10/10/2024, tại Trụ sở của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã diễn ra Hội thảo về “Kinh nghiệm đọc sách khoa học”. Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó chủ tịch thay mặt Hội đã đến dự và trình bày bài tham luận: KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NHỮNG “VIÊN NGỌC” QUÝ THU ĐƯỢC KHI ĐỌC SÁCH KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ TRONG THỜI ĐẠI CHUYỂN ĐỔI SỐ
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.