Trao đổi - Phản biện
“Lật tẩy báo cáo tác động môi trường”: Sai sót khó tránh khỏi
(09:13:10 AM 16/07/2011)
Ông Trần Ký - đại diện nhóm trực tiếp làm báo cáo đánh giá tác động môi trường hai dự án thủy điện Đồng Nai 6 và Đồng Nai 6A - Ảnh: H.T.V. |
>> Oằn lưng gánh thủy điện
>>Lật tẩy báo cáo tác động môi trường
Sai sót được sửa thế nào?
Ông Trần Ký cho biết đã sửa lại những sai sót trong bản báo cáo đánh giá tác động môi trường nhưng chúng tôi nhận thấy những nội dung: “Trong diện tích đất bị chìm ngập không có những hệ sinh thái tự nhiên cần được bảo vệ và trên các diện tích đó cũng hầu như không có các loài thực vật quý hiếm cần được bảo vệ” giống trong báo cáo đánh giá tác động môi trường cũ, trong khi thực tế cho thấy vườn quốc gia Cát Tiên có rất nhiều động vật quý hiếm.
Để tránh tác động xấu lên động vật trong khu vực xây dựng thủy điện, báo cáo đánh giá tác động môi trường mới vẫn đề xuất “lập kế hoạch để động vật di dời đi nơi khác” như báo cáo đánh giá tác động môi trường cũ. Đáng ghi nhận là trong báo cáo đánh giá tác động môi trường mới đã không còn bóng dáng cây dừa nước, đất phèn và tỉnh Quảng Nam nữa nhưng vẫn còn rất nhiều điểm tương tự như trong báo cáo cũ. |
* Vậy những sai sót đó là do đâu, thưa ông?
- Ông Nguyễn Ngọc Anh: Những sai sót đó có thể là do năng lực hạn chế về trình độ, chưa chín muồi trong chuyên môn, nhận thức. Ngoài ra, việc đi khảo sát toàn bộ khu vực dự kiến xây dựng hai đập thủy điện rất vất vả, để đi hết được là cả một vấn đề. Từ đó mới có cơ quan thẩm định lại (Cục Thẩm định và đánh giá tác động môi trường - Bộ TN-MT) báo cáo đánh giá tác động này.
Cơ quan thẩm định sẽ đánh giá về mặt được hoặc chưa được, báo cáo tác động môi trường ấy đầy đủ chưa, tốt chưa và phục vụ đầy đủ cho dự án không. Khi tiến hành lập báo cáo, chúng tôi rất muốn cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác nhất, có lợi cho dân cho nước chứ không phải chăm chăm vào lợi ích của nhà đầu tư.
* Nhưng bản báo cáo tác động môi trường (bản tóm tắt) mà vườn quốc gia Cát Tiên nhận được có nhiều sai sót và có những chi tiết khá ngớ ngẩn...
- Ông Nguyễn Ngọc Anh: Đó là bản báo cáo ban đầu thôi.
- Ông Trần Ký: Sở dĩ có bản báo cáo đó là do nhà đầu tư (Công ty cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai) hối thúc nên một nhóm anh em của Trung tâm chuyển giao công nghệ ngành nước (Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam) lập sơ qua để gửi vườn quốc gia Cát Tiên cho ý kiến về diện tích đất rừng bị mất và vị trí của đập. Khi phát hiện những sai sót, chúng tôi đã có điều chỉnh, sửa những chi tiết chưa chính xác. Trong bản báo cáo đánh giá tác động môi trường gửi Bộ TN-MT sau này, chúng tôi đã chỉnh sửa.
* Ông có biết và nghe Bộ TN-MT trả lại hồ sơ thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của hai dự án Đồng Nai 6 và Đồng Nai 6A?
- Ông Nguyễn Ngọc Anh và ông Trần Ký: Không, tôi chưa nghe ai nói.
* Khi các cán bộ dưới quyền lập xong báo cáo đánh giá tác động môi trường, với tư cách là người lãnh đạo ông có đọc lại bản báo cáo này không?
- Ông Nguyễn Ngọc Anh: Công việc rất bận, rất nhiều nên tôi không đọc. Vả lại chúng ta còn có cơ quan thẩm định, nếu được thì nhà đầu tư mới trả tiền cho mình.
* Như vậy là Công ty cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai trả tiền cho dự án báo cáo này?
- Ông Nguyễn Ngọc Anh: Đúng, chúng tôi được Công ty cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai thuê làm báo cáo đánh giá tác động môi trường cho hai dự án thủy điện Đồng Nai 6 và Đồng Nai 6A.
* Thế nhưng sao trong công văn gửi vườn quốc gia Cát Tiên ngày 11-5-2010 lại ghi “Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam được Bộ NN&PTNT giao nhiệm vụ đánh giá tác động môi trường cho dự án thủy điện Đồng Nai 6 và Đồng Nai 6A”?
- Ông Nguyễn Ngọc Anh: Không phải thế đâu, chắc là anh em soạn công văn như vậy để cho nó kêu, tạo épphê cho vườn quốc gia giúp đỡ thôi.
* Nhưng chính ông ký tên dưới công văn này, ông có xem nội dung lại?
- Ông Nguyễn Ngọc Anh: ... (không trả lời).
* Với dự án lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho hai dự án thủy điện Đồng Nai 6 và Đồng Nai 6A, Công ty cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai trả bao nhiêu?
- Ông Trần Ký: Ít lắm, khoảng 420 triệu.
* Với nguồn kinh phí “ít” như thế, các ông đã tiến hành điều tra và lập báo cáo thế nào?
- Ông Trần Ký: Đoàn của viện chúng tôi chỉ có ba người đi khảo sát thực địa trong vòng một tuần. Trong một tuần đó chúng tôi bị lạc ba ngày trong rừng. Chúng tôi thuê bà con dân tộc dẫn vào rừng chứ không thông qua vườn quốc gia Cát Tiên.
TS Vũ Ngọc Long (phó viện trưởng Viện Sinh học nhiệt đới):
Sông Đồng Nai quá tải thủy điện
Trong những năm gần đây, sau khi công trình thủy điện Đồng Nai 3 và 4 xây dựng, sông Đồng Nai bị thiếu nước nghiêm trọng. Năm 2010 người ta đã có thể lội bộ qua sông Đồng Nai từ xã Đồng Nai, huyện Bù Đăng để qua thôn 3 và thôn 4, xã Phước Cát 2, huyện Cát Tiên. Mực nước xuống thấp, khô cạn làm nhiều người nghèo chuyên đánh bắt cá ven sông Đồng Nai phải vào rừng kiếm củi, kiếm rau rừng sống qua ngày. Vào mùa khô, những cánh đồng lúa ven sông của huyện Cát Tiên, Bù Đăng và Tân Phú sẽ khô hạn. Trái lại, mùa mưa thì có nguy cơ bị lũ lụt gây ngập úng cục bộ do các hồ chứa nước đồng loạt xả lũ.
Sông Đồng Nai bây giờ đã quá tải nhà máy thủy điện rồi. Điện năng cũng cần. Nhưng cộng đồng ven sông và lưu vực sông Đồng Nai cũng cần có nước để uống, để sản xuất và sinh hoạt. Những cái mất trên chưa được đánh giá đầy đủ hoặc chưa được nhắc tới trong báo cáo đánh giá tác động môi trường của thủy điện Đồng Nai 6 và 6A. |
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đạo đức của người quản gia
- Việt Nam có hang núi lửa dài nhất Đông Nam Á
- Sài Gòn: Nhà hàng mở thi ăn phở khủng bị tố tung tiểu xảo
- Rắn lục đuôi đỏ cắn gần 500 người miền Nam
- Ngày 28/10, sẽ tổ chức giao lưu trực tuyến quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường đợt 2
- Nhà thầu Trung Quốc đòi thêm tiền rồi bỏ về nước
- Hà Nội tự làm đường nước sông Đà bằng công nghệ nào?
- Những nội dung đổi mới quan trọng của Luật Đất đai năm 2013
- Sẽ có loại cây thay thế đèn đường?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.