Trao đổi - Phản biện
Lầm tưởng tác dụng của nước rửa tay khô
(11:37:09 AM 21/06/2012)
Chị Đào Thị Hoa Hồng, ngõ Mai Hương, Tôn Đức Thắng, Hà Nội chia sẻ, từ ngày có quảng cáo về nước rửa tay diệt khuẩn, gia đình chị ai cũng cất sẵn một chai nhỏ trong túi để dùng khi đi khỏi nhà. Mọi người sử dụng bất cứ đâu, khi nào nếu có nguy cơ dính vi khuẩn như sau khi giao tiếp, đi tàu xe hay vào bệnh viện... Nước rửa tay còn được tin dùng với nhà chị Hoa Hồng khi đi ăn, tất cả mọi người đều dùng nước rửa tay khô trước khi ăn nhằm mục đích diệt khuẩn.
Theo như quảng cáo, thành phần chính của dung dịch nước rửa tay là cồn, kèm theo các chất tinh dầu nhằm mục đích làm thơm.
GS.TS Phùng Đắc Cam, Phòng Nghiên cứu vi khuẩn đường ruột, Viện Vệ sinh Dịch tễ T.Ư cho hay, việc người dân có ý thức rửa tay diệt khuẩn là điều nên làm. Đây cũng là cách bảo vệ sức khoẻ bản thân và cộng đồng. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều sản phẩm rửa tay diệt khuẩn được quảng cáo bát nháo trên thị trường nên khó biết được sản phẩm nào tốt, có khả năng tiêu diệt vi khuẩn thực hay không.
Nếu quảng cáo chất dùng để tiêu diệt vi khuẩn cần phải xem xét lại các yếu tố từ chất tạo thành, nồng độ... Bởi không phải cứ cho rằng cồn là có tác dụng diệt khuẩn. Vì thực tế cho thấy, cồn 70 độ trở lên mới có khả năng sát trùng. Cồn này phải đảm bảo các chỉ tiêu do Bộ Y tế ban hành, còn cồn tự chưng cất đôi khi cũng không có tác dụng.
Ở khía cạnh khác, TS Rachel Orscheln, chuyên gia phòng bệnh lây nhiễm, tại trường Y, Đại học Washington (St. Louis, Hoa Kỳ) cho biết, rửa tay với các loại nước rửa tay khô chứa cồn cũng rất hiệu quả trong trường hợp tay bạn bẩn không nhìn thấy rõ ràng. Các sản phẩm này có tác dụng diệt khuẩn cực nhanh, nhưng lại không thể diệt sạch tất cả các loại khuẩn.
|
Chỉ dùng nước rửa tay khô như một giải pháp thay thế trong các hoạt động hằng ngày khi không có nước sạch rửa tay. |
Chỉ dùng như một giải pháp thay thế
TS Richard T. Ellison III, chuyên khoa vi sinh vật và phân tử di truyền tại trường Y, Đại học Massachusetts (Hoa Kỳ) cũng cho rằng, nước rửa tay khô có thể dùng hiệu quả khi không có các vết bẩn hữu cơ trên tay. Các sản phẩm này hiệu quả cao trong việc diệt khuẩn và virus, nhưng chỉ khi các vi sinh vật này tiếp xúc trực tiếp với cồn. Vì vậy, nếu có quá nhiều vết bẩn trên tay, thì thành phần gel kháng khuẩn không thể tiếp xúc đến các vi sinh vật nằm dưới những vết bẩn đó.
Hơn nữa, gel khô rửa tay diệt khuẩn không có tác dụng tẩy sạch các vết bẩn, nên sau khi rửa với gel khô, nếu bạn vẫn còn cảm thấy có chút vết bẩn trên tay thì tốt nhất hãy rửa lại bằng xà phòng và nước sạch. Xà phòng có thể phá vỡ các cấu trúc hữu cơ và đưa tay vào dưới vòi nước chảy sẽ giúp rửa trôi.
Tuy nhiên, TS Rachel Orscheln khuyến cáo, tốt nhất không nên dùng nước rửa tay khô như một thói quen trong phòng tắm, bếp hay nhà vệ sinh, chỉ dùng như một giải pháp thay thế trong các hoạt động hằng ngày khi không có nước sạch rửa tay.
GS Phùng Đắc Cam phân tích thêm, xà phòng thơm hay xà phòng giặt về bản chất được tạo nên bởi chất sút và bồ tạt nên có khả năng kìm khuẩn, tức không cho vi khuẩn phát triển thêm. Còn chất tiêu diệt khuẩn rất ít, điều này hoàn toàn không như nhiều người nghĩ. Tuy nhiên, việc rửa tay dưới nước cũng là cách làm trôi rất nhiều vi khuẩn. Vì thế, yếu tố dùng nước cũng khá quan trọng. Việc rửa tay này có thể giảm đến 60% vi khuẩn, phòng ngừa các bệnh như cúm, hô hấp, bệnh phong...
Nên chọn sản phẩm có chứa ít nhất là 60% cồn để có hiệu quả, và đổ một lượng đủ để làm sạch cả bàn tay và ngón tay. Hãy xoa hai bàn tay vào nhau cho đến khi khô hẳn mới đảm bảo tay bạn đã sạch. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng chỉ dùng các sản phẩm rửa tay khô khi không có nước và xà phòng. Và rửa tay bằng xà phòng và nước là cách tốt nhất để loại bỏ vi khuẩn.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đạo đức của người quản gia
- Việt Nam có hang núi lửa dài nhất Đông Nam Á
- Sài Gòn: Nhà hàng mở thi ăn phở khủng bị tố tung tiểu xảo
- Rắn lục đuôi đỏ cắn gần 500 người miền Nam
- Ngày 28/10, sẽ tổ chức giao lưu trực tuyến quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường đợt 2
- Nhà thầu Trung Quốc đòi thêm tiền rồi bỏ về nước
- Hà Nội tự làm đường nước sông Đà bằng công nghệ nào?
- Những nội dung đổi mới quan trọng của Luật Đất đai năm 2013
- Sẽ có loại cây thay thế đèn đường?
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.