Trao đổi - Phản biện
Hội thảo "Triển khai Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam - Kinh nghiệm Nhật Bản"
(15:23:27 PM 03/07/2013)
Các tham luận tại hội thảo đã phân tích thực trạng thi hành Luật Bảo vệ người tiêu dùng, các nghị định hướng dẫn thi hành tại Việt Nam; các quy định pháp luật trong hoạt động cạnh tranh liên quan đến bảo vệ người tiêu dùng; công tác bảo vệ người tiêu dùng và những vấn đề đặt ra hiện nay tại các địa phương, đơn vị doanh nghiệp trong nước nói chung, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh nói riêng.
Ông Phan Khánh An, chuyên viên Phòng Bảo vệ người tiêu dùng, Cục Quản lý cạnh tranh cho biết: Luật Bảo vệ người tiêu dùng đã tạo ra hành lang pháp lý cho công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam . Tuy nhiên, công tác thực thi luật vẫn còn gặp nhiều vướng mắc, khó khăn trong khi các hoạt động phân phối sản phẩm ở Việt Nam đang phát triển mạnh; các cơ quan quản lý nhà nước chưa thể kiểm soát hết; người tiêu dùng còn thiếu kiến thức, thông tin và vẫn còn tâm lý ngại đấu tranh, tố giác khi bị xâm hại quyền lợi chính đáng... Bên cạnh đó, ông An đã đưa ra các vụ việc thực tế và giả định để các đại biểu tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến như những vụ việc về gian lận thông tin cá nhân, bảo hành, thu hồi sản phẩm, cơ chế giải quyết vi phạm, khiếu nại... để các đại biểu có thêm kỹ năng, kinh nghiệm xử lý trong thực tiễn.
Bà Edakubo Ayumi- chuyên gia Nhật Bản đang giới thiệu về tình hình quản lý và kinh nghiệm bảo vệ người tiêu dùng ở Nhật Bản
Hội thảo đã nghe giới thiệu về pháp luật và tình hình quản lý, bảo vệ người tiêu dùng ở Nhật Bản qua phần trình bày của bà Edakubo Ayumi- chuyên gia đến từ Trung tâm Bảo vệ người tiêu dùng Nhật Bản. Bà Edakubo Ayumi chia sẻ kinh nghiệm của Nhật Bản trong việc bảo vệ người tiêu dùng như: việc đầu tư của Chính phủ trong hoạt động này; tổ chức cơ quan quản lý nhà nước để bảo vệ người tiêu dùng đứng đầu là Trung tâm Bảo vệ người tiêu dùng; tuyên truyền thông tin, nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng; công bố những đơn vị doanh nghiệp vi phạm trên các phương tiện truyền thông toàn quốc...
Những thách thức, khó khăn trong quá trình thực thi Luật được phân tích; các kinh nghiệm, biện pháp hiệu quả của Nhật Bản có thể áp dụng tại Việt Nam được đưa ra tại hội thảo sẽ góp phần thiết thực vào việc thực thi Luật Bảo vệ người tiêu dùng hiệu quả trong thời gian tới.
Gửi ý kiến bạn đọc về: Hội thảo "Triển khai Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam - Kinh nghiệm Nhật Bản"
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đạo đức của người quản gia
- Việt Nam có hang núi lửa dài nhất Đông Nam Á
- Sài Gòn: Nhà hàng mở thi ăn phở khủng bị tố tung tiểu xảo
- Rắn lục đuôi đỏ cắn gần 500 người miền Nam
- Ngày 28/10, sẽ tổ chức giao lưu trực tuyến quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường đợt 2
- Nhà thầu Trung Quốc đòi thêm tiền rồi bỏ về nước
- Hà Nội tự làm đường nước sông Đà bằng công nghệ nào?
- Những nội dung đổi mới quan trọng của Luật Đất đai năm 2013
- Sẽ có loại cây thay thế đèn đường?
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.