Trao đổi - Phản biện
Hiện tượng xói lở bờ biển và những giải pháp đối phó
(15:02:16 PM 22/07/2013)
Ảnh minh họa
Xói lở bờ biển tăng dần theo thời gian
Trong vòng 25 năm trở lại đây, hiện tượng xói lở bờ biển diễn ra khá phức tạp và nghiêm trọng, đã phá vỡ đê kè, gây ngập lụt và xâm nhập mặn ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh lương thực và phát triển kinh tế-xã hội. Trên nhiều đoạn bờ biển, tính chất và cường độ xói lở ở mỗi khu vực cũng khác nhau như: Tại miền Bắc, trên toàn chiều dài đường bờ từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Kim Sơn (Ninh Bình), có năm đoạn xói lở liên tục từ năm 1930 đến nay là Cát Hải, Bằng La (TP Hải Phòng), Thụy Xuân (Thái Bình), Xuân Thủy, Hải Hậu (Nam Định).
Tại 14 tỉnh ven biển miền Trung, hiện tượng xói lở bờ biển cùng ngày càng gia tăng, đặc biệt từ những năm 1990 trở lại đây là Nghi Lộc, Nghi Xuân, Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh), cửa Càn, cửa Lò (Nghệ An), Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Sầm Sơn (Thanh Hóa), Phú Lộc, Phú Vang (Thừa Thiên Huế)… Nam bộ bị xói lở nặng nề nhất, tiêu biểu như huyện Cần Giờ (TP.Hồ Chí Minh) xói lở -bồi tụ diễn ra xen kẽ, riêng khu vực Đông Hòa (phía Tây), mũi Cần Giờ (phía Đông) bị xói lở mạnh từ 10 -20m/năm. Ngoài ra Đông Hải (Trà Vinh), Ngọc Hiển, Đầm Dơi và Trần Văn Thời (Cà Mau) hiện tượng xói lở cũng diễn ra với tốc độ rất nhanh.
Theo số liệu quan trắc tại các trạm hải văn dọc ven biển Việt Nam cho thấy, tốc độ dâng lên của mực nước biển trung bình ở Việt Nam hiện nay khoảng 3mm/năm (giai đoạn 1993-2008), tương đương với tốc độ tăng trung bình trên thế giới. Trong khoảng 50 năm qua, mực nước biển tại trạm hải văn Hòn Dấu dâng lên khoảng 20cm. Số liệu quan trắc mực nước biển những năm gần đây của Chi cục Thủy lợi tỉnh Cà Mau cũng cho thấy, đỉnh triều cường năm sau đều cao hơn năm trước với biên độ khá lớn. Cụ thể năm 2008 mực nước biển tăng thêm 10cm so với năm trước; năm 2009 tăng 20cm; năm 2010 tăng 15cm; năm 2011 tăng 25cm.
Bão gây gia tăng xói lở bờ biển
Xói lở bờ biển diễn ra ngày càng phức tạp trên toàn dải ven biển Việt Nam , trong đó chủ yếu là sự gia tăng cả về tần suất lẫn cường độ của bão trong bối cảnh biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
Theo ông Lê Văn Công, Phó Giám đốc Trung tâm Hải văn, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường), với chiều dài bờ biển 3.260km từ Quảng Ninh đến Kiên Giang, 28 tỉnh thành ven biển của Việt Nam đều chịu thiệt hại bởi xói lở bờ biển và đang ngày càng gia tăng. Nguyên nhân gây xói lở bờ biển là do tổng hòa các yếu tố tác động, trong đó chủ yếu là sự gia tăng về tần suất lẫn cường độ, sự diễn biến bất thường về đường đi của các cơn bão và nước biển dâng.
Các chuyên gia trong lĩnh vực đánh giá xói lở bờ biển Việt Nam cho rằng, ngoài nguyên nhân chủ yếu do bão, các hoạt động khai thác tài nguyên quá mức vùng ven biển cửa sông như khai thác cát, chặt phá rừng ngập mặn, xây dựng các hồ điều tiết nước trên các lưu vực sông cũng đã làm gia tăng xói lở bờ biển ở Việt Nam . Hơn nữa nước thải của nhiều nhà máy, khu công nghiệp, khu dân cư chưa xử lý triệt để được thải ra các con sông và dồn về vùng cửa sông ven biển gây hủy hoại các hệ sinh thái làm gia tăng xói lở bờ biển.
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương nhận định, từ năm 1961 đến 2010, bão đổ bộ vào Việt Nam có xu hướng gia tăng và dịch chuyển vào phía Nam. Đây là nguyên nhân gây xói lở bờ biển và phá hủy các công trình dân sinh kinh tế.
Cần giải pháp toàn diện và đồng bộ
Quản lý và đối phó với xói lở bờ biển là một trong những nhiệm vụ được tổ chức hàng năm trong Chương trình phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai. Tuy vậy, do nhận thức của cộng đồng về công tác phòng chống giảm nhẹ thiên tai còn hạn chế; nguồn lực về tài chính của cộng đồng không đủ để thực hiện theo các quy chuẩn về xây dựng, phòng tránh thiên tai; hệ thống các chính sách về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường còn nhiều chồng chéo, chưa thống nhất, đã gây không ít khó khăn cho việc đối phó với hiện tượng xói lở bờ biển trong quản lý rủi ro ven biển ở Việt Nam.
Chính vì vậy, để phòng chống có hiệu quả xói lở bờ biển, nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng: Cần tiến hành đồng bộ và toàn diện các giải pháp từ tầm vĩ mô đến vi mô, cả trực tiếp và gián tiếp, cả giải pháp công trình và phi công trình, phù hợp với từng đoạn bờ, cửa sông cụ thể. Cần coi trọng giải pháp phi công trình, trước hết là tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân về hậu quả xói lở bờ biển, thiên tai… để họ có ý thức thực hiện tốt Luật Đê điều, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Luật Tài nguyên nước.
Đồng thời thành lập mạng lưới quan trắc, giám sát xói lở định kỳ trên cơ sở phối hợp giữa các cơ quan khoa học Trung ương và các đơn vị kỹ thuật địa phương; lập và rà soát quy hoạch như bản đồ xác định nguy cơ sạt lở bờ vùng cửa sông, bờ biển; sớm xác lập phương án bảo vệ đê, kè, bờ biển cho từng giai đoạn cụ thể, trên cơ sở xác định được nguyên nhân và cơ chế xói lở. Tăng cường cơ sở pháp lý, quy hoạch bảo vệ bờ biển, chống khai thác các tài nguyên ven biển bừa bãi.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đạo đức của người quản gia
- Việt Nam có hang núi lửa dài nhất Đông Nam Á
- Sài Gòn: Nhà hàng mở thi ăn phở khủng bị tố tung tiểu xảo
- Rắn lục đuôi đỏ cắn gần 500 người miền Nam
- Ngày 28/10, sẽ tổ chức giao lưu trực tuyến quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường đợt 2
- Nhà thầu Trung Quốc đòi thêm tiền rồi bỏ về nước
- Hà Nội tự làm đường nước sông Đà bằng công nghệ nào?
- Những nội dung đổi mới quan trọng của Luật Đất đai năm 2013
- Sẽ có loại cây thay thế đèn đường?
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 10/10/2024, tại Trụ sở của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã diễn ra Hội thảo về “Kinh nghiệm đọc sách khoa học”. Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó chủ tịch thay mặt Hội đã đến dự và trình bày bài tham luận: KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NHỮNG “VIÊN NGỌC” QUÝ THU ĐƯỢC KHI ĐỌC SÁCH KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ TRONG THỜI ĐẠI CHUYỂN ĐỔI SỐ
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.