Trao đổi - Phản biện
Đối thoại về đập thủy điện của Ethiopia trên sông Nile
(10:59:35 AM 03/06/2013)
Tuyên bố do phủ Tổng thống Ai Cập đưa ra nêu rõ Tổng thống Morsi kêu gọi tất cả các nhóm và đảng phái chính trị tham gia thảo luận về báo cáo của ủy ban trên.
Cố vấn của tổng thống về các vấn đề chính trị Pakinam El-Sharkawi được giao nhiệm vụ mời lãnh đạo các đảng cùng đại diện của Đại học Hồi giáo Al-Azhar và Giáo hội chính thống Coptic tham dự đối thoại tại Phủ tổng thống vào ngày 3/6.
Cảnh sông Nile ở trung tâm thủ đô Cairo, Ai Cập. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Trong số các khách mời có người đứng đầu Đảng Tự do và Công lý Mohamed El-Katatni, Chủ tịch Đảng Nour Salafist Younis Makhyoun, các nhà lãnh đạo hàng đầu của Mặt trận Cứu quốc (NSF) - liên minh đối lập chính tại Ai Cập - trong đó có các ông Amr Moussa, Mohamed ElBaradei và Hamdeen Sabbahi.
Trước đó, ngày 28/5 vừa qua, Ethiopia bắt đầu tiến hành chuyển hướng dòng chảy của sông Nile Xanh - một trong hai nhánh chính của sông Nile - trong khuôn khổ dự án xây dựng hàng loạt đập thủy điện ở khu vực Tây Bắc nước này. Dự án có tổng vốn đầu tư lên tới 4,2 tỷ USD với công suất 6.000 MW, được khởi công vào tháng 4/2011 và giai đoạn đầu dự kiến sẽ hoàn tất trong 3 năm tới.
Chính phủ Ethiopia coi dự án trên là một "dấu mốc lịch sử" trong khi Sudan và Ai Cập - hai nước ở hạ lưu sông Nile - cho rằng việc xây đập sẽ ảnh hưởng đến nguồn nước mà hai nước này được khai thác từ sông Nile.
Hôm 29/5, Bộ Ngoại giao Ai Cập đã triệu Đại sứ Ethiopia đến để bày tỏ phản ứng về dự án này. Nhiều chính khách Ai Cập chỉ trích động thái của Ethiopia là "hành động gây chiến" và kêu gọi Cairo có biện pháp đáp trả cứng rắn.
Ủy ban kỹ thuật ba bên (gồm đại diện của Ai Cập, Sudan và Ethiopia) có nhiệm vụ nghiên cứu những tác động của dự án trên đối với các nước ở hạ lưu sông Nile, chủ yếu là Ai Cập và Sudan.
Theo thông báo của Phủ Tổng thống Ai Cập, báo cáo của ủy ban trên đề nghị nghiên cứu thêm về những tác động kinh tế và xã hội của dự án, cũng như những ảnh hưởng đối với an ninh, nguồn nước và môi trường.
Tổng thống Morsi đã quyết định giao cho Chính phủ Ai Cập tiến hành nghiên cứu chi tiết vấn đề này cùng với Ethiopia và Sudan để xác định các biện pháp cụ thể bảo đảm dòng chảy của sông Nile.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đạo đức của người quản gia
- Việt Nam có hang núi lửa dài nhất Đông Nam Á
- Sài Gòn: Nhà hàng mở thi ăn phở khủng bị tố tung tiểu xảo
- Rắn lục đuôi đỏ cắn gần 500 người miền Nam
- Ngày 28/10, sẽ tổ chức giao lưu trực tuyến quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường đợt 2
- Nhà thầu Trung Quốc đòi thêm tiền rồi bỏ về nước
- Hà Nội tự làm đường nước sông Đà bằng công nghệ nào?
- Những nội dung đổi mới quan trọng của Luật Đất đai năm 2013
- Sẽ có loại cây thay thế đèn đường?
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.