Trao đổi - Phản biện » Tầm nhìn
Xin đừng gây hại tới thiên nhiên Sơn Đoòng
(16:02:42 PM 24/10/2014)
Ông Howard Limbert - Ảnh: L.G.
* Những tour mạo hiểm vào bên trong hang Sơn Đoòng đã diễn ra như thế nào?
- Chúng tôi được ông Nguyễn Hữu Hoài, chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình, đề nghị tạo ra tour du lịch khám phá đẳng cấp quốc tế.
Chúng tôi đã làm điều đó rất dễ dàng và có lẽ đã tạo được tour tuyệt vời nhất trên thế giới, đưa hơn 200 người vào Sơn Đoòng an toàn, không có tai nạn xảy ra. Đó là vì chúng tôi là một đội ngũ mạnh, chất lượng từ một công ty du lịch mạo hiểm luôn tuân thủ những nguyên tắc an toàn, chặt chẽ.
Ai cũng nói thám hiểm Sơn Đoòng là trải nghiệm tuyệt vời nhất của họ, cho dù rất thách thức, khó khăn. Có hai người đã trèo lên đỉnh Everest tham gia thám hiểm đều nói Sơn Đoòng đem lại cho họ trải nghiệm tuyệt vời hơn cả Everest.
* Ông nghĩ thế nào về ý tưởng đưa tour này thành dạng đại trà, tức số người đi được sẽ đông hơn nhiều?
- Cá nhân tôi nghĩ mô hình du lịch đại trà vào Sơn Đoòng là một ý tưởng tồi.
Trước hết, tác hại gây ra sẽ không thể phục hồi được cho cả hệ thống hang động và khu rừng, cướp đi tính phiêu lưu và vẻ đẹp của hang động.
Đồng thời các điểm hấp dẫn khác ở rừng quốc gia Phong Nha cũng sẽ phải chịu hậu quả.
Du lịch đại trà vào Sơn Đoòng có thể đem lại lợi ích ngắn hạn, nhưng về dài hạn điều đó sẽ làm mất đi giá trị khu vực này và số du khách quốc tế sẽ giảm.
Phong Nha và Quảng Bình có tiềm năng trở thành một trong những điểm du lịch hàng đầu châu Á. Nhiều người tin là chỉ vài năm nữa, số du khách quốc tế sẽ nhiều hơn du khách trong nước.
Một ví dụ tốt về kết hợp bảo tồn trong lúc phát triển các tour bền vững hiện nay đang diễn ra ở ngay Sơn Đoòng đấy. Phong Nha đang phát triển, nhiều người đi rừng ngày xưa có công việc mới là làm hướng dẫn viên và người khuân vác theo các tour.
Có nhiều ví dụ về việc thất bại trong bảo tồn, đặc biệt ở Trung Quốc, và tôi hi vọng VN sẽ có những phương cách khôn ngoan hơn.
* Vậy theo ông, nên làm gì để quảng bá Sơn Đoòng và các hệ thống hang động khác ở Quảng Bình trong lúc vẫn có thể có được doanh thu và lợi nhuận tốt từ thiên nhiên?
- Tôi nghĩ nên dùng cái tên Sơn Đoòng để quảng bá Quảng Bình. Đó chính là hang động đã thu hút lượng du khách quốc tế và VN rất lớn tới đây, cùng với những người đến viếng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người mà theo tôi hiểu thì rất ủng hộ các nỗ lực bảo tồn thiên nhiên.
Tôi đề nghị quảng bá Quảng Bình như trung tâm của các cuộc phiêu lưu ở Đông Nam Á, và hãy để chính những người địa phương tham gia quá trình đó.
* Kế hoạch sắp tới của ông là gì?
- Tôi rất yêu Phong Nha và người dân nơi đây, và có ý định ở đây lâu dài. Tôi muốn xây một ngôi nhà bên dòng sông Son. Dù thế nào đi nữa sau này tôi vẫn tôn trọng ước muốn của người dân VN và sẽ cố gắng hỗ trợ để quảng bá khu vực này cũng như người dân nơi đây.
VN nên tự hào vì có những kỳ quan thiên nhiên, nhưng xin đừng gây hại tới thiên nhiên vì những thiệt hại sẽ không bao giờ có thể phục hồi được và các kỳ quan thiên nhiên là không thể thay thế.
Nơi nào nhận báu vật từ thiên nhiên ban tặng cũng đi kèm với trách nhiệm lớn lao. Xin hãy nghĩ kỹ trước khi thay đổi điều gì, và đặc biệt hãy nghĩ dài hạn và nghĩ vì tương lai.
* Ông NGUYỄN VĂN LỢI (chủ tịch Hội Di sản văn hóa VN tỉnh Quảng Bình)
Phải xem xét thật kỹ trước khi quyết định
Sơn Đoòng là hang động lớn nhất và nổi tiếng thế giới nên ai cũng muốn được một lần đặt chân đến. Nhưng hiện chỉ một số ít người có sức khỏe tốt, ưa thích mạo hiểm và nhiều tiền mới đi Sơn Đoòng được. Còn đa số du khách và người dân địa phương đều khó đến để chiêm ngưỡng Sơn Đoòng. Có cáp treo thì phục vụ được nhiều người hơn, phù hợp với du lịch hiện đại là tới một nơi nhưng đến được nhiều điểm. Nhưng nếu làm cáp treo mà ảnh hưởng xấu đến di sản PN-KB thì kiên quyết không làm. Điều này tỉnh Quảng Bình phải xem xét thật kỹ trước khi quyết định.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
- Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
- Cứu cây xanh
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn đề cao công tác bảo vệ môi trường cho thế hệ mai sau
- Phát biểu của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tại Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2024
- Đồng bằng sông Cửu Long "thuận thiên" để phát triển bền vững
- Có rừng là có tín chỉ carbon?
- Nói phét dễ vậy sao?
- Ý nghĩa của hoạt động Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.