Trao đổi - Phản biện » Tầm nhìn
Vụ thú chết ở Vinpearl Safari Phú Quốc đang bị chìm xuồng?
(00:58:02 AM 27/02/2016)>>100 con tê giác của Vingroup lấy ở đâu ra?
>>Bất thường thông tin khỉ nặng 150 gram ở Vinpearl Safari Phú Quốc
Mặc dù được Vingroup quảng cáo Vinpearl Safari Phú Quốc là vườn thú bán hoang dã đầu tiên và lớn nhất Việt Nam và có thể là lớn nhất khu vực Đông Nam Á, được đầu tư kỹ lưỡng cả về vật chất và kỹ thuật thế nhưng qua vụ việc này có thể nhận thấy được “sự thật không như những gì Vingruop đã thổi phồng”.
“Phải đánh mới chịu khai”
Phân tích lần lượt vấn đề mới thấy, sau khi xuất hiện thông tin có hơn 1.000 con chim, 700 con thú bị chết khoảng 500 con khỉ đã trốn thoát ở Vinpearl Safari Phú Quốc trên blog Zoo News Digest của chuyên gia về vườn thú Peter Dickinson, thì sau đó Vingroup mới đưa ra thông cáo phản kháng và thừa nhận “chỉ có hơn 100 cá thể chim và thú bị chết do quá trình vận chuyển dài và điều kiện môi trường, thổ nhưỡng, khí hậu khác lạ khiến chúng không thể thích nghi kịp. Ban giám đốc vườn thú Vinpearl Safari Phú Quốc cam kết không có dấu hiệu động vật chết do dịch bệnh. Toàn bộ động vật chết được xử lý theo quy định, và không có việc nhân viên tháo chạy khỏi vườn thú như thông tin từ một số phương tiện truyền thông đã nêu…”
Có thể nói, chưa xác thực được thông tin trên Blog kia chính xác bao nhiêu phần trăm nhưng nhờ nó thì Vingroup mới đưa ra thông cáo phản bác và xác nhận số lượng thực sự. Thông tin Vingroup đưa ra cũng chỉ là thông tin 1 chiều và không ai kiểm chứng thế nhưng trong trường hợp này “phải đánh Vingruop mới chịu khai” còn nếu không số lượng những con thú và khỉ trốn thoát ra khỏi chuồn chắc chắn sẽ “lặn tăm”.
Những biện minh không thể chấp nhận
Vingroup và một số người biện minh rằng, do Safari Phú Quốc mới đi vào hoạt động, còn nhiều bỡ ngỡ, lại nằm ở một huyện đảo cách xa đất liền nên gặp chuyện như thế là có thể thông cảm được và đó cái giá tất yếu để học kinh nghiệm. Thế nhưng nói đi cũng phải nói lại, càng là người đi sau lại càng có cơ hội để học hỏi kinh nghiệm từ những vườn thú đã từng đi trước, như Đại Nam, Thảo Cầm Viên…để tránh những rủi ro và sai xót không đáng có. Do đó chuyện lấy sinh mạng của động vật quý hiếm ra để thử tay nghề là không thể chấp nhận được.
Để mở một vườn thú cũng phải tính toán điều kiện môi trường sống, thổ nhưỡng, khí hậu. Đối với động vật quý hiếm cần phải làm kĩ hơn. Mỗi loài có một đặc điểm và đặc trưng thích nghi khác nhau với từng môi trường khác nhau chính vì vậy trước khi có ý định đón về nuôi cần phải tìm hiểu cho thật kỹ, cần thiết thì phải thuẫn dưỡng rồi mới đón về, hoặc phải phát triển thảm thực vật, thức ăn sao cho phù hợp, đáp ứng được nhu cầu cuả loài đó rồi mới đón về chứ không thể cứ mua thật nhiều loài, thật nhiều số lượng về để “chạy đua” theo cái mục tiêu “đa dạng số loài” cho đúng chuẩn một vườn thú bán hoang dã hoành tráng. Rồi đến khi động vật lăn ra chết, ngấp ngoải lại đổi tại khí hậu và thổ nhưỡng.
Hoặc 135 con khỉ xổng khỏi chuồng do thiết kế chuồng quá to cũng không thể chấp nhận được. Khỉ gì mà chỉ nặng từ 150gr đến 200gr là điều không tưởng. Hoặc cũng cứ cho là loài khỉ “siêu tý hon” là có tồn tại trên thế giới thì tại sao các cán bộ chăm sóc vườn thú lại không sớm phát hiện ra và có biện pháp ngăn chặn kịp thời để đến khi lên đến hàng trăm con “đào tẩu thành công” mới tổ chức đi quây lưới và ra thông cáo báo chí thì e rằng quá muộn.
Cuối cùng, sau tất cả điều độc giả quan tâm nhất không phải là Vingroup đã làm thế nào để vụ này chìm xuống êm xuôi, những con khỉ sau khi đào tẩu có thật sự quay lại chuồng để ăn hoặc thật sự có hay không 100 con Tê Giác… mà độc giả lo lắng xem “số phận tiếp theo” của những con thú vẫn còn sống trong Safari Phú Quốc sẽ ra sao? Trong tương lai chúng sẽ sinh trưởng và phát triển tốt, hay một ngày “đẹp trời” nào đó lại nhận những thông cáo“rất vô tội” từ Vingroup rằng thú lại bị chết và nguyên nhân thì rất vô thưởng vô phạt.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
- Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
- Cứu cây xanh
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn đề cao công tác bảo vệ môi trường cho thế hệ mai sau
- Phát biểu của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tại Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2024
- Đồng bằng sông Cửu Long "thuận thiên" để phát triển bền vững
- Có rừng là có tín chỉ carbon?
- Nói phét dễ vậy sao?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.