Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
>>100 con tê giác của Vingroup lấy ở đâu ra?
>>Bất thường thông tin khỉ nặng 150 gram ở Vinpearl Safari Phú Quốc
Mặc dù được Vingroup quảng cáo Vinpearl Safari Phú Quốc là vườn thú bán hoang dã đầu tiên và lớn nhất Việt Nam và có thể là lớn nhất khu vực Đông Nam Á, được đầu tư kỹ lưỡng cả về vật chất và kỹ thuật thế nhưng qua vụ việc này có thể nhận thấy được “sự thật không như những gì Vingruop đã thổi phồng”.
“Phải đánh mới chịu khai”
Phân tích lần lượt vấn đề mới thấy, sau khi xuất hiện thông tin có hơn 1.000 con chim, 700 con thú bị chết khoảng 500 con khỉ đã trốn thoát ở Vinpearl Safari Phú Quốc trên blog Zoo News Digest của chuyên gia về vườn thú Peter Dickinson, thì sau đó Vingroup mới đưa ra thông cáo phản kháng và thừa nhận “chỉ có hơn 100 cá thể chim và thú bị chết do quá trình vận chuyển dài và điều kiện môi trường, thổ nhưỡng, khí hậu khác lạ khiến chúng không thể thích nghi kịp. Ban giám đốc vườn thú Vinpearl Safari Phú Quốc cam kết không có dấu hiệu động vật chết do dịch bệnh. Toàn bộ động vật chết được xử lý theo quy định, và không có việc nhân viên tháo chạy khỏi vườn thú như thông tin từ một số phương tiện truyền thông đã nêu…”
Có thể nói, chưa xác thực được thông tin trên Blog kia chính xác bao nhiêu phần trăm nhưng nhờ nó thì Vingroup mới đưa ra thông cáo phản bác và xác nhận số lượng thực sự. Thông tin Vingroup đưa ra cũng chỉ là thông tin 1 chiều và không ai kiểm chứng thế nhưng trong trường hợp này “phải đánh Vingruop mới chịu khai” còn nếu không số lượng những con thú và khỉ trốn thoát ra khỏi chuồn chắc chắn sẽ “lặn tăm”.
Những biện minh không thể chấp nhận
Vingroup và một số người biện minh rằng, do Safari Phú Quốc mới đi vào hoạt động, còn nhiều bỡ ngỡ, lại nằm ở một huyện đảo cách xa đất liền nên gặp chuyện như thế là có thể thông cảm được và đó cái giá tất yếu để học kinh nghiệm. Thế nhưng nói đi cũng phải nói lại, càng là người đi sau lại càng có cơ hội để học hỏi kinh nghiệm từ những vườn thú đã từng đi trước, như Đại Nam, Thảo Cầm Viên…để tránh những rủi ro và sai xót không đáng có. Do đó chuyện lấy sinh mạng của động vật quý hiếm ra để thử tay nghề là không thể chấp nhận được.
Để mở một vườn thú cũng phải tính toán điều kiện môi trường sống, thổ nhưỡng, khí hậu. Đối với động vật quý hiếm cần phải làm kĩ hơn. Mỗi loài có một đặc điểm và đặc trưng thích nghi khác nhau với từng môi trường khác nhau chính vì vậy trước khi có ý định đón về nuôi cần phải tìm hiểu cho thật kỹ, cần thiết thì phải thuẫn dưỡng rồi mới đón về, hoặc phải phát triển thảm thực vật, thức ăn sao cho phù hợp, đáp ứng được nhu cầu cuả loài đó rồi mới đón về chứ không thể cứ mua thật nhiều loài, thật nhiều số lượng về để “chạy đua” theo cái mục tiêu “đa dạng số loài” cho đúng chuẩn một vườn thú bán hoang dã hoành tráng. Rồi đến khi động vật lăn ra chết, ngấp ngoải lại đổi tại khí hậu và thổ nhưỡng.
Hoặc 135 con khỉ xổng khỏi chuồng do thiết kế chuồng quá to cũng không thể chấp nhận được. Khỉ gì mà chỉ nặng từ 150gr đến 200gr là điều không tưởng. Hoặc cũng cứ cho là loài khỉ “siêu tý hon” là có tồn tại trên thế giới thì tại sao các cán bộ chăm sóc vườn thú lại không sớm phát hiện ra và có biện pháp ngăn chặn kịp thời để đến khi lên đến hàng trăm con “đào tẩu thành công” mới tổ chức đi quây lưới và ra thông cáo báo chí thì e rằng quá muộn.
Cuối cùng, sau tất cả điều độc giả quan tâm nhất không phải là Vingroup đã làm thế nào để vụ này chìm xuống êm xuôi, những con khỉ sau khi đào tẩu có thật sự quay lại chuồng để ăn hoặc thật sự có hay không 100 con Tê Giác… mà độc giả lo lắng xem “số phận tiếp theo” của những con thú vẫn còn sống trong Safari Phú Quốc sẽ ra sao? Trong tương lai chúng sẽ sinh trưởng và phát triển tốt, hay một ngày “đẹp trời” nào đó lại nhận những thông cáo“rất vô tội” từ Vingroup rằng thú lại bị chết và nguyên nhân thì rất vô thưởng vô phạt.