Trao đổi - Phản biện » Tầm nhìn
Việt Nam không ngăn chặn Lào xây dựng đập Don Sahong
(13:18:51 PM 26/09/2014)
Giới chuyên môn cho rằng đập Don Sahong được xây dựng cũng chưa được phía Lào đánh giá, dù thay đổi này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng di chuyển của cá đến thượng nguồn cũng như hoạt động sinh sản của chúng.
Thông tin này được chính thức đưa ra tại hội thảo “Tham vấn về công trình thủy điện Don Sahong của Lào trên dòng chính sông Mê Kông” vừa tổ chức tại Cần Thơ.
Trong khi đó tờ TBKTSG dẫn lời ông Nguyễn Hữu Thiện, một chuyên gia độc lập về môi trường cho rằng: báo cáo đánh giá tác động đến môi trường, con người…, được phía Lào công bố và khẳng định việc xây đập thủy điện Don Sahong không ảnh hưởng vẫn còn quá nhiều lổ hổng.
Ông Thiện cho biết: theo thông lệ các công ước và thỏa thuận quốc tế, trong trường hợp một quyết định có thể gây tổn hại lớn cho môi trường, con người…, thì phải áp dụng nguyên tắc “cẩn trọng”.
Tức là khi một hành động, chính sách nào đó bị nghi ngờ có rủi ro, gây hại đến con người, môi trường thì trách nhiệm chứng minh thuộc về bên đưa ra hành động, chính sách đó.
“Trong trường hợp cụ thể này, thì Lào là người phải chứng minh việc xây đập thủy điện Don Sahong sẽ không gây ảnh hưởng đến môi trường, con người ở những khu vực lân cận”, ông Thiện cho biết.
Thế nhưng trong báo cáo tác động môi trường phía Lào chỉ phân tích thủy văn trong 5 dòng chảy xung quanh đập Don Sahong và kết luận có 3 dòng chảy bị ảnh hưởng (gồm Hou Sahong, Hou Sadam và Hou Phapeng), trong khi vùng này có đến 17 dòng chảy.
“Tác động của chế độ chảy; sự thay đổi thủy văn ở bên dưới các dòng chảy sẽ có sự thay đổi nhưng vẫn chưa thấy Lào phân tích; báo cáo của họ cũng chưa nói gì đến tác động đến Campuchia và các tác động xuyên biên giới”, ông Thiện cho biết.
Ngoài ra, theo ông Thiện, tác động của việc thay đổi chế độ dòng chảy đối với cá di cư trong trường hợp đập Don Sahong được xây dựng cũng chưa được phía Lào đánh giá, dù thay đổi này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng di chuyển của cá đến thượng nguồn cũng như hoạt động sinh sản của chúng.
Theo các chuyên gia, nếu Lào vẫn tiếp tục xây đập Don Sahong thì những khu vực hạ lưu, trong đó có Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.
Tuy nhiên, ông Lê Đức Trung, Chánh văn phòng Ủy hội sông Mê Kông Việt Nam, cho biết mục tiêu lên tiếng của Việt Nam không phải là ngăn chặn không cho Lào xây dựng đập Don Sahong mà trước tiên đây là thông điệp gửi đến các Bộ, ngành trung ương và tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế.
“Qua đó, giúp Lào có cái nhìn khác, đúng đắn hơn về những tác hại của việc xây đập thủy điện, chứ chúng ta không cực đoan là xây dựng sẽ ảnh hưởng đến cái này, cái kia”, ông Trung cho biết.
Trước đó trao đổi với Đất Việt, ông Lê Bộ Lĩnh, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học công nghệ và Môi trường của Quốc hội Việt Nam cho rằng, việc Lào xây dựng đập Don Sahong trên sông Mê Kông sẽ gây ảnh hưởng đến chế độ thủy văn của dòng sông, gây ra cạn kiệt vào mua khô cho hạ du và gây ngập mặn cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam.
Đập Don Sahong cũng nằm gần thác rất lớn là thác Khone là đường đi chính của các loài cá lớn từ cửa sông ngược lên phía Lào để sinh sản hàng năm.Cho nên nếu xây dựng đập Don Sahong ở đây sẽ làm thay đổi dòng chảy và hệ sinh thái ở khu vực này sẽ ảnh hưởng đến di trú của loài cá, hệ sinh thái sông Mê Kông nói chung và vùng hạ du nói riêng.
PGS.TS Phạm Bích San, Phó Tổng Thư ký Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam cũng nói rằng: "Nếu Lào vẫn quyết tâm xây dựng đập Don Sahong sẽ cực kỳ nguy hiểm cho Việt Nam, nhất là vùng Đồng bằng Sông Cửu Long".
Đối với Việt Nam, sông Mê Kông có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam cũng như an ninh lương thực trong khu vực. Trong đó, khu vực đồng bằng sông Cửu Long có diện tích trên 40.000 km2 là nơi sinh sống của 20 triệu dân, hàng năm đóng góp đến 27% GDP cả nước với 90% lượng gạo xuất khẩu, gần 60% kim ngạch xuất thủy sản của Việt Nam.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
- Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
- Cứu cây xanh
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn đề cao công tác bảo vệ môi trường cho thế hệ mai sau
- Phát biểu của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tại Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2024
- Đồng bằng sông Cửu Long "thuận thiên" để phát triển bền vững
- Có rừng là có tín chỉ carbon?
- Nói phét dễ vậy sao?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.