Trao đổi - Phản biện » Tầm nhìn
Thứ bảy, 18/01/2025, 18:38:21 PM (GMT+7)
Tư tưởng Hồ Chí Minh về trồng cây và bảo vệ môi trường (Phần cuối)
(17:36:37 PM 11/02/2020)(Tin Môi Trường) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác Hồ đã sáng tác kịch, văn và thơ. Trong đó, thơ ca là lĩnh vực nổi bật nhất trong sự nghiệp văn chương của Người, với trên 250 bài thơ có giá trị được tuyển chọn và in trong các tập Nhật ký trong tù (133 bài), Thơ Hồ Chí Minh (86 bài) và Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh (36 bài)
>> Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam >> Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa >> Đến Resort Fly Up Hòn Sơn (Kiên Giang) để tận hưởng và cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên >> VACNE phối hợp tổ chức tập huấn cho các thầy cô vùng duyên hải Bắc bộ về giáo dục môi trường, giảm rác thải nhựa đại dương >> Diễn đàn về quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang
môi trường
>>Tư tưởng Hồ Chí Minh về trồng cây và bảo vệ môi trường (Phần 2)
Ảnh: TL
5. Thơ Hồ Chí Minh về cảnh quan, môi trường
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác Hồ đã sáng tác kịch, văn và thơ. Trong đó, thơ ca là lĩnh vực nổi bật nhất trong sự nghiệp văn chương của Người, với trên 250 bài thơ có giá trị được tuyển chọn và in trong các tập Nhật ký trong tù (133 bài), Thơ Hồ Chí Minh (86 bài) và Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh (36 bài). Trong di sản thơ ca của Bác, có những bài thơ tiêu biểu viết về môi trường thiên nhiên.Tháng 2/1941, Bác hồ viết bài thơ: Tức cảnh Pác Bó: “Sáng ra bờ suối, tối vào hang/ Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng/ Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng/ Cuộc đời cách mạng thật là sang”. Năm 1947, Bác viết bài: Cảnh khuya: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa/ Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa/ Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ/ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”.
Nhiều lần, ngồi làm việc bên bàn đá, nhìn cảnh quan thiên nhiên Pác Bó, tức cảnh si tình, Bác Hồ đã viết lên 4 câu thơ: “Non xa xa, nước xa xa/ Nào phải thênh thang mới gọi là/ Đây suối Lê nin, kia núi Mác/ Hai tay xây dựng một sơn hà”[1].
Đây là một bài thơ Bác đã làm theo thể loại tuyệt cú mang tính niêm luật của thơ Đường, với tiêu thức đối cảnh sinh tình của một tâm hồn thi sĩ - chiến sĩ cách mạng. Câu thơ đầu tiên Bác tả: “Non xa xa, nước xa xa”, gợi lên cảnh đất nước Việt Nam thông qua hai từ ngữ “Non và nước”, rồi lại dùng điệp từ “xa xa” nối vào nhắc lại hai lần sau mỗi từ Non và Nước, gợi lên một không gian rộng lớn, hùng vỹ, giàu đẹp. Người dùng điệp từ “xa xa” cũng là để nói lên nỗi lòng mình sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, cứu dân khỏi ách thống trị của đế quốc. Mặt khác, Bác Hồ vẫn còn canh cánh trong lòng việc nước non còn bị xâm lược, dân tộc còn bị áp bức, bóc lột. Bác Hồ nguyện một lòng son sắt đi theo con đường của các Mác, Ăngghen, Lênin đã lựa chọn. Bác Hồ tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc sẽ thành công, đất nước sẽ được độc lập, dân tộc sẽ được tự do. Niềm tin của Bác Hồ đặt trọn trong câu kết của bài thơ: “Hai tay xây dựng một sơn hà”.
Ngày 18/8/1949, Bác viết bài Đi thuyền trên sông Đáy: “Dòng sông lặng ngắt như tờ/ Sao đưa thuyền chạy, thuyền chờ trăng theo/ Bốn bề phong cảnh vắng teo/ Chỉ nghe cót két tiếng chèo thuyền nan/ Lòng riêng riêng những bàng hoàng/ Lo sao khôi phục giang san Tiên Rồng/ Thuyền về, trời đã rạng động/ Bao la nhuộm một màu hồng đẹp tươi”
Trong bài viết “Cần, kiệm, liêm, chính là nền tảng của đời sống mới, nền tảng Thi đua ái quốc” đăng trên báo Cứu Quốc ngày 30/5, ngày 31/5, ngày 1/6 và ngày 2/6 năm 1949, ngay ở phần mở đầu, Bác Hồ đã đúc kết những vấn đề trên trong mối quan hệ hữu cơ giữa con người với các quy luật của môi trường thiên nhiên và xã hội bằng 6 câu thơ thấm đượm triết lý: “Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông/ Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc/ Người có bốn đức: cần, kiệm, liêm, chính/ Thiếu một mùa, thì không thành trời/ Thiếu một phương, thì không thành đất/ Thiếu một đức, thì không thành người”.
Bác Hồ nhận rõ giá trị to lớn của độc lập, tự do của dân tộc. Theo Người, đất nước phải có độc lập, tư do để chấm dứt cuộc đời làm nô lệ của dân tộc, để đất nước có chủ quyền, có chính thể. Đất nước phải tiến lên theo con đường xã hội chủ nghĩa để mọi người dân được có cơm no, áo mặc, được học hành, được có hạnh phúc. Trong Di chúc, Người viết hai câu thơ đầy ý nghĩa môi trường và xã hội: “Còn non, còn nước, còn ngườ”[2].
Trong hai câu thơ, Bác Hồ dùng ba chữ “còn” – Còn non, tức là còn đất, còn nước, còn biển đảo, còn vùng trời (còn những yếu tố môi trường của một quốc gia có độc lập); còn nước, tức là còn chủ quyền, còn chính thể, còn Đảng, Nhà nước và các đoàn thể nhân dân; còn người – tức là còn dân, còn 54 dân tộc anh em trong một nhà, còn các giai cấp (công nhân và nông dân), các đội ngũ (trí thức và doanh nhân) và các tầng lớp xã hội, còn truyền thống yêu nước, có bản sắc văn hóa dân tộc, có lòng nhân ái, khoan dung.
Theo lời dặn của Bác Hồ, nếu người Việt Nam chung sức và đồng lòng để giữ được ba yếu tố của môi trường là nước, non, con người Việt Nam thì đấy là một sức mạnh vô địch, có sức sống trường tồn. Còn có cái gì mạnh và bền vững hơn ba yếu tố đó. Ba yếu tố môi trường này có mối quan hệ hữu cơ với nhau, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của đất nước. Hai câu thơ của Bác Hồ còn bao hàm ý chí của Đảng ta, dân tộc ta và quân đội ta quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đưa cả nước tiến lên CNXH. Trong bản Di chúc của mình, Bác Hồ đã đưa ra lời tiên đoán và đến ngày 30/4/1975 lời tiên đoán của Người đã trở thành hiện thực.
Lời tiên đoán của Bác Hồ: “Thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay”[3] đã trở thành hiện thực. Đất nước ta, sau 44 năm thống nhất đã thu được những thành tựu quan trọng về chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại.
Trong tư duy lý luận và thực tiễn của mình, Bác Hồ cho rằng, con người là một yếu tố quan trọng nhất của môi trường thiên nhiên. Con người của chế độ mới cần có bốn đức tính. Con người phải học tập, rèn luyện để có được bốn đức tính cần, kiệm, liêm, chính. Đó chính là phẩm chất và năng lực của con người xã hội chủ nghĩa. Bốn đức tính của con người do Bác Hồ khái quát lên có giá trị to lớn trong công tác bảo vệ môi trường nói chung và trong phát triển kinh tế xanh nói riêng
Bác Hồ đã truyền cho nhân dân ta tình yêu môi trường thiên nhiên và tình yêu quê hương, đất nước. Ngày nay, nhiều người dân Việt Nam học tập và làm theo tấm gương của Bác đã trồng cây xanh, trồng bảo vệ rừng và đào ao nuôi cá. Học tập, làm theo phong cách, tấm gương của Bác Hồ là cách sống của các thế hệ người Việt Nam gắn bó với thiên nhiên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Bác Hồ là tấm gương sáng về tình yêu quê hương, đất nước, tình yêu thiên nhiên, môi trường sống. Cộng đồng trường học cần học tập và làm theo tấm gương của Bác Hồ để xây dựng trường học xanh.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục những hạn chế trong việc thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị khóa XI về "Tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Bộ Chính trị khóa XII ban hành Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
Cộng đồng dân cư cần tổ chức quán triệt và thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; làm cho mọi người trong cộng đồng trương học có hiểu biết về giá trị to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau, tư tưởng trồng cây và “trồng” người vào truyền thông; có những việc làm thiết thực để xây dựng trường học xanh.
.............
[1] Bài thơ: Pác Bó hùng vỹ của Bác Hồ
[2] Hồ Chí Minh. Tuyển tập, Tập 2, Nxb. Chính trị quốc gia, năm 2002, tr. 725
[3] Hồ Chí Minh. Tuyển tập, Tập 2, Nxb. Chính trị quốc gia, năm 2002, tr. 725
TS. Nhà văn Trần Văn Miều - PCT Hội BVTT&MT Việt Nam
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
- Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
- Cứu cây xanh
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn đề cao công tác bảo vệ môi trường cho thế hệ mai sau
- Phát biểu của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tại Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2024
- Đồng bằng sông Cửu Long "thuận thiên" để phát triển bền vững
- Có rừng là có tín chỉ carbon?
- Nói phét dễ vậy sao?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.