Trao đổi - Phản biện » Tầm nhìn
Tiếp tục đưa Việt Nam trở thành một quốc gia mạnh về biển
(09:44:31 AM 18/02/2014)Ông Nguyễn Thành Minh - Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam
PV: Để góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về biển và hải đảo, năm 2013, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam đã thực hiện những nhiệm vụ gì, thưa Tổng cục trưởng.
-Ông Nguyễn Thành Minh: Năm 2013, Tổng cục đã tổ chức triển khai thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu sau:
Trước hết, xác định xây dựng thể chế chính sách, pháp luật được coi công cụ đặc biệt quan trọng trong quản lý nhà nước về biển và hải đảo, Tổng cục đã tập trung xây dựng nhiều văn bản quy phạm pháp luật. Đặc biệt, đã tích cực triển khai xây dựng Luật TN&MT biển và hải đảo nhằm tạo cơ sở pháp lý quan trọng để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo theo phương thức tổng hợp, thống nhất trên cơ sở tiếp cận hệ sinh thái, bảo đảm phát triển bền vững KT-XH, quốc phòng - an ninh và bảo vệ chủ quyền biển, hải đảo của Tổ quốc. Đồng thời, Tổng cục cũng đã hoàn thành và trình Bộ để trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định việc giao khu vực biển nhất định cho tổ chức cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển nhằm thể chế hóa Luật Biển Việt Nam. Năm 2013, công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Tổng cục đã hoàn thành kế hoạch đã được duyệt.
Hai là, Tổng cục đã rà soát, chuẩn bị các phương án cho việc kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục và các đơn vị trực thuộc sau khi có Quyết định của Thủ tướng Chính phủ thay thế Quyết định số 116/2008/QĐ-TTg ngày 27/8/2008.
Ba là, tích cực tham gia các hoạt động trong các tổ chức quốc tế mà Tổng cục được giao làm đầu mối như Tổ chức Đối tác quản lý môi trường biển Đông Á (PEMSEA), Cơ quan Điều phối các biển Đông Á (COBSEA), thực hiện nhiệm vụ thành viên Ban Điều phối quốc gia thuộc Chương trình “Rừng ngập mặn cho tương lai” (MFF) của IUCN. Ngoài ra, Tổng cục còn triển khai thực hiện các dự án và đề xuất các dự án hợp tác quốc tế.
Bốn là, chú trọng đến công tác xây dựng và thực hiện các nhiệm vụ KHCN, tích cực khẩn trương triển khai các nhiệm vụ được giao theo kế hoạch đã được duyệt.
Năm là, tích cực triển khai công tác quy hoạch sử dụng biển, xây dựng Chiến lược quản lý đới bờ quốc gia nhằm điều phối các hoạt động khai thác tài nguyên và BVMT biển trên cả nước. Bên cạnh đó, Tổng cục đã tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, đề án, dự án, chương trình phục vụ QLTH tài nguyên và BVMT biển, hải đảo.
Sáu là, Chủ động phối hợp với các Bộ, ban, ngành và địa phương trong công tác củng cố tổ chức bộ máy, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, nắm bắt tình hình khai thác tài nguyên và BVMT biển, tuyên truyền, thông tin đối ngoại, an ninh - quốc phòng, bảo vệ chủ quyền biển đảo.
PV: Để phát huy vai trò của biển và hải đảo, chúng ta phải vượt qua những khó khăn gì, thưa Tổng cục trưởng?
-Ông Nguyễn Thành Minh: Vươn ra biển, khai thác và bảo vệ biển là sự lựa chọn có tính chất sống còn của dân tộc Việt Nam. Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa X) đã ra Nghị quyết về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 “Phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, đảo, góp phần quan trọng trong sự nghiệp CNH-HĐH, làm cho đất nước giàu mạnh”. Chiến lược đã xác định “Phấn đấu đến năm 2020, kinh tế trên biển và ven biển đóng góp khoảng 53 - 55% tổng GDP của cả nước”, “Quản lý nhà nước có hiệu lực và hiệu quả đối với các vấn đề liên quan đến biển”.
Tuy nhiên, một trong những trở ngại của chúng ta là công tác quản lý biển và hải đảo vẫn còn tồn tại những bất cập. Biển có tính chất đặc thù bởi không gian liên thông, tài nguyên chia sẻ nên các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên biển và hải đảo đa dạng, diễn ra cả trên mặt nước, trong khối nước và dưới đáy biển. Điều này làm phát sinh những mâu thuẫn, xung đột lợi ích trong các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên biển; đồng thời do thiếu những cơ chế, công cụ quản lý nên dẫn đến tình trạng một số chức năng bị khai thác quá mức. Chính vì vậy, tài nguyên biển và hải đảo dần bị suy thoái, môi trường biển bị ô nhiễm, nhiều HST biển quan trọng bị tổn thương. Trước thực trạng này, đòi hỏi phải tăng cường phương thức quản lý tổng hợp trên cơ sở tiếp cận hệ sinh thái trong quản lý tài nguyên, BVMT biển và hải đảo. Do vậy, nhiệm vụ của Tổng cục B&HĐVN là tiếp tục tổ chức rà soát, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật để xây dựng hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về biển và đảo; nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý biển và đảo; đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ quản lý biển; tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài thông qua hợp tác quốc tế. Đặc biệt, chúng tôi đang xây dựng Luật TN&MT biển và hải đảo nhằm tạo cơ sở pháp lý quản lý biển và hải đảo theo phương thức tổng hợp; bảo đảm các ngành cùng khai thác tài nguyên biển (đa ngành), sử dụng tài nguyên biển với nhiều mục tiêu (đa mục tiêu) và bảo đảm lợi ích của các bên liên quan (đa lợi ích). Dự kiến, dự thảo luật này sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến vào cuối năm 2014.
Trong bối cảnh Tổng cục được thành lập chưa lâu, việc xây dựng, duy trì lề lối làm việc, kỷ cương, kỷ luật hành chính đảm bảo tính chuyên nghiệp, hiệu quả là vấn đề cần được quan tâm, củng cố. Sau hơn 5 năm đi vào hoạt động, các văn bản, quy chế quản lý nội bộ và lề lối làm việc của Tổng cục đã bắt đầu bộc lộ những hạn chế, tồn tại, chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng, hiệu quả vận hành của bộ máy công vụ trong giai đoạn mới. Từ quý III/2013, Lãnh đạo Tổng cục đã tập trung chỉ đạo, vào cuộc quyết liệt, rõ nét hơn trên tất cả các lĩnh vực công tác, đặc biệt là về cải cách hành chính trong nội bộ Tổng cục.
PV: Mục tiêu phấn đấu của nước ta là trở thành một quốc gia mạnh về biển. Vậy, theo Tổng cục trưởng, để xây dựng một nền khoa học công nghệ biển hiện đại, thời gian tới nên có giải pháp nào?
-Ông Nguyễn Thành Minh: Việt Nam không thể tiến ra biển theo lối tư duy nhỏ lẻ, với một hạm đội “thuyền thúng” mà phải chấp nhận đầu tư lớn và khai thác biển cũng phải được xây dựng thành một nền công nghiệp biển theo hướng CNH-HĐH. Cần xây dựng một nền KHCN biển hiện đại. Đó là đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ cao trong điều tra cơ bản, khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên biển, hải đảo. Nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ KHCN phục vụ quản lý tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo. Nghiên cứu và triển khai các giải pháp ứng phó với BĐKH và nước biển dâng ở vùng ven biển và hải đảo Việt Nam trong khuôn khổ Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH. Bên cạnh đó cũng phải tăng cường năng lực dự báo biển, các giải pháp kỹ thuật tiên tiến để giám sát, quan trắc, giảm thiểu và xử lý các thảm họa thiên tai biến và sự cố môi trường biển, ven biển và hải đảo.
Đẩy mạnh phát triển kinh tế biển bằng cách tận dụng các nguồn lực và công nghệ hiện đại về khai thác biển từ việc đẩy mạnh HTQT về biển. Điều quan trọng là cả Nhà nước và người dân cần sớm thay đổi cách tư duy về quản lý và khai thác tài nguyên biển, đảo. Tư duy này đòi hỏi phải chủ động để đối mặt với biển, phải có bản năng chinh phục biển và chế ngự biển khơi. Có như vậy, mục tiêu “Việt Nam phải trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển vào năm 2020” mà Nghị quyết của BCHTWƯ Đảng về Chiến lược biển Việt Nam mới có khả năng thành hiện thực.
PV: Năm 2014 đã đến, vậy điểm nhấn trong công tác quản lý Biển và Hải đảo trong năm sẽ là gì thưa ông?
-Ông Nguyễn Thành Minh: Một trong số những nhiệm vụ trọng tâm là tiếp tục đẩy mạnh hoàn thiện thể chế chính sách, pháp luật về tài nguyên môi trường biển, hải đảo. Cụ thể, tập trung xây dựng Luật TN&MT biển và hải đảo, coi đây là nhiệm vụ hàng đầu. Đẩy mạnh hoàn thiện hệ thống các văn bản quy định kỹ thuật phục vụ công tác quản lý nhà nước tổng hợp và thống nhất về biển, hải đảo.
Tiếp nữa là tổ chức triển khai thực hiện Quyết định số 1570/QĐ-TTg ngày 06/9/2013 của Thủ tướng Chính phủ “Phê duyệt Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” nhằm thúc đẩy khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên biển theo hướng bền vững. Từ đó, góp phần thực hiện thành công Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, vì mục tiêu phát triển bền vững của đất nước.
Tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ, dự án thuộc Đề án Tổng thể về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên môi trường biển đến 2010, tầm nhìn đến 2020. Tiếp tục thực hiện tốt các đề án, chương trình mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt như Đề án “Hợp tác quốc tế về biển đến năm 2020”, Đề án “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam”, Chương trình “Quản lý tổng hợp dải ven biển vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”, Chương trình “Thực hiện Tuyên bố chung và Chương trình khung giữa Việt Nam, Campuchia, Thái Lan về hợp tác sẵn sàng ứng phó sự cố tràn dầu vùng vịnh Thái Lan” và “Kế hoạch thực hiện thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ Phi-lip-pin về hợp tác trong lĩnh vực ứng phó sự cố tràn dầu trên biển”.
Bên cạnh đó, năm 2014, Tổng cục cũng sẽ rà soát để kiện toàn tổ chức bộ máy, cải tiến lề lối làm việc, siết chặt kỷ cương, tăng cường trách nhiệm nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý nhà nước tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo.
PV: Xin cảm ơn ông.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
- Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
- Cứu cây xanh
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn đề cao công tác bảo vệ môi trường cho thế hệ mai sau
- Phát biểu của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tại Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2024
- Đồng bằng sông Cửu Long "thuận thiên" để phát triển bền vững
- Có rừng là có tín chỉ carbon?
- Nói phét dễ vậy sao?
- Ý nghĩa của hoạt động Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.