Trao đổi - Phản biện » Tầm nhìn
Thứ sáu, 22/11/2024, 15:22:13 PM (GMT+7)
Thái Nguyên: Thêm núi phế thải đe dọa hàng trăm hộ dân
(18:39:38 PM 22/04/2012)(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn) - Cách bãi thải mỏ than Phấn Mễ chỉ khoảng 20km, bãi thải mỏ than Khánh Hòa thuộc xã Phúc Hà - TP Thái Nguyên đang “đe dọa” cuộc sống của gần 300 hộ dân. Mới đây nhất, trường mầm non Phúc Hà đã phải di dời khẩn cấp khỏi chân “núi” phế thải “tử thần”.
>> Bộ Công Thương 'hô biến' hàng trăm dự án điện mặt trời vào quy hoạch ra sao? >> Hồ thủy lợi sẽ "nhấn chìm" hàng trăm ha rừng ở Bình Thuận, trồng lại ra sao? >> Xói lở đe dọa 2 nhà máy thủy điện ở Đắk Nông >> Công ty Cổ phần Môi trường Thái Nguyên bị xử phạt gần1 tỷ đồng vì vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường >> Nhiều loại cây hàng trăm tuổi ở Ngọc Chiến được công nhận là cây di sản Việt Nam
Nằm trên địa bàn xã Phúc Hà - TP Thái Nguyên, mỏ than Khánh Hòa có hai bãi đổ thải: Bãi thải Nam tại xã Phúc Hà, bãi thải Tây nằm giữa xã An Khánh - Đại Từ và xã Phúc Hà. Có gần 300 hộ dân sinh sống xung quanh khu vực bãi thải. Trong đó, có 112 hộ ở trong phạm vi bán kính 50m; 85 hộ dân sống trong phạm vi 50 - 100m; 25 hộ trong phạm vi 100 - 150m; 66 hộ trong phạm vi 150 - 200m tính từ chân bãi thải.
Bãi thải mỏ than Khánh Hòa "rình rập" ngay phía sau khu dân cư.
Đứng từ dưới chân chỉ lên đỉnh ngọn núi phế thải cao gần 200m, ông Nguyễn Văn Thanh, xóm 5 - Phúc Hà lo lắng: “Suốt từ hôm xảy ra vụ sạt lở bãi thải tại mỏ than Phấn Mễ, những người dân sống dưới chân núi phế thải mỏ than Khánh Hòa chúng tôi lo đến thắt ruột, mất ăn mất ngủ. Chỉ sợ một kịch bản tương tự lại xảy ra. Vì bãi thải này từ lâu cũng đã cao thành núi rồi”.
Theo phản ánh của người dân, điều đáng lo ngại là đất đá từ bãi thải thường xuyên tràn xuống khu dân cư dưới chân núi mà không thấy đê bao và kè chắn có tác dụng gì. Con đường giao thông chính của xã Phúc Hà cũng nằm ngay ven bãi thải. Phần kè chắn chỉ đủ sức ngăn được những tảng đá lăn.
Chị Nguyễn Thị Hương, tại xóm 3 - Phúc Hà bức xúc: "Người dân dưới chân bãi thải mỏ than Khánh Hòa đang phải sống trong sợ hãi".
“Hơn nữa, việc mỏ than Khánh Hòa nổ mìn khai thác rầm rầm suốt ngày khiến cho mặt đất, nhà cửa rung chuyển thì ai mà biết được ngày nào núi phế thải “tử thần” kia đổ ập xuống san phẳng tất cả những hộ gia đình dưới chân chúng tôi”, chị Nguyễn Thị Hương tại xóm 3 - Phúc Hà bức xúc.
Nguy hiểm nhất phải kể đến Trường mầm non xã Phúc Hà nằm ngay con đường chính của xã, phía sau là chân núi phế thải “tử thần”. Cô Nguyễn Thị Huệ - Hiệu trưởng nhà trường lo lắng cho biết: Hàng ngày, cả trăm cô trò trong trường vừa học vừa nớm nớp lo sợ. Ở phía dưới này, các cháu nhỏ hồn nhiên chơi đùa trong khi ngước nhìn lên đỉnh bãi phế thải thấy xe tải chở đất đá chạy rầm rầm mà… khiếp hãi.
Không chỉ lo sợ thường trực về nguy cơ sạt lở bãi thải gây nguy hiểm đến tính mạng, hàng trăm hộ dân dưới chân núi bãi thải mỏ than Khánh Hòa còn phải ngày ngày sống chung với ô nhiễm trầm trọng.
Trường mầm non xã Phúc Hà đã được dời khẩn cấp đề phòng "kịch bản" xảy ra tại bãi thải mỏ than Phấn Mễ.
Con đường vào xã Phúc Hà bị hàng trăm lượt xe tải ngày đêm cày nát. Cùng với đó, bụi than mù mịt suốt ngày đêm. Bụi từ trên khắp bãi thải bủa vây xộc thẳng vào khu dân cư. Cùng với bụi, người dân ở đây còn phải sống chung với…nước bẩn. Nguồn nước bị ô nhiễm nặng. Để có nước sinh hoạt, nhiều hộ gia đình phải dùng đường ống dẫn nước cách nhà hàng trăm mét hoặc phải dùng bể dự trữ.
Nhiều năm nay, nhiều hộ gia đình dưới chân bãi thải vẫn phải sống lay lắt mà chưa thể di dời bởi giá đền bù quá thấp. Ông Nguyễn Đức Nhất, phó chủ tịch UBND xã Phúc Hà cho biết giá đền bù đất thổ cư vào năm ngoái là 350.000 đồng/m2 trong khi giá đất vườn thực tế đã khoảng 1 triệu đồng/m2 nên người dân khó chấp nhận.
Con đường dân sinh nằm ngay dưới chân bãi thải khổng lồ
Ông Đặng Xuân Lý - Phó giám đốc Công ty than Khánh Hòa thừa nhận bãi thải của công ty hiện nay đã cao đến 190 m trong khi thiết kế bãi thải chỉ cho phép cao 150m. Chính vì vậy năm 2011, sở TNMT tỉnh Thái Nguyên đã xử phạt hành chính công ty 40 triệu đồng về vi phạm trên.
Trao đổi với PV , ông Dương Ngọc Long - Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên cho biết: “UBND tỉnh Thái Nguyên đã chỉ đạo các ban ngành liên quan tiến hành di dời Trường Mầm non xã Phúc Hà đến địa điểm an toàn, đồng thời yêu cầu mỏ than Khánh Hòa báo cáo sự việc. UBND tỉnh Thái Nguyên cũng đang giao các cơ quan chức năng liên quan kiểm tra hiện trường và thu thập nguyện vọng của những hộ dân dưới chân bãi thải để sớm giải quyết dứt điểm, đảm bảo an toàn cho người dân”.
Anh Thế - Quốc Đô (Dân trí)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
- Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
- Cứu cây xanh
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn đề cao công tác bảo vệ môi trường cho thế hệ mai sau
- Phát biểu của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tại Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2024
- Đồng bằng sông Cửu Long "thuận thiên" để phát triển bền vững
- Có rừng là có tín chỉ carbon?
- Nói phét dễ vậy sao?
- Ý nghĩa của hoạt động Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.