Tài nguyên - Thiên nhiên » Thực vật
Thứ bảy, 18/01/2025, 05:22:03 AM (GMT+7)
Hồ thủy lợi sẽ "nhấn chìm" hàng trăm ha rừng ở Bình Thuận, trồng lại ra sao?
(06:00:07 AM 06/09/2023)(Tin Môi Trường) - Khoảng 162,55ha là rừng đặc dụng, còn lại là rừng phòng hộ, rừng sản xuất và nằm ngoài quy hoạch 3 loại rừng phải nhường lại cho dự án hồ thủy lợi Ka Pét ở huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận.
>> Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới >> Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn >> Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước >> Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” >> Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành”
Mô phỏng dự án hồ thủy lợi Ka Pét ở huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận
Dư luận đang quan tâm việc hàng trăm ha đất rừng phải nhường lại cho dự án hồ thủy lợi Ka Pét ở huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận. Trong đó, có cả rừng đặc dụng, rừng phòng hộ với nhiều cây cổ thụ quý hiếm…
Phản hồi các thông tin trên, địa phương cho biết dự án đã được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư. Mục tiêu của dự án là tưới cho hàng ngàn ha đất nông nghiệp vùng hạn hán, cung cấp nước thô cho khu công nghiệp, điều tiết lũ…
Hàng trăm ha rừng phải nhường chỗ cho dự án
Dự án hồ chứa nước Ka Pét được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư từ năm 2020 và vừa điều chỉnh, bổ sung ngày 24-6-2023.
Quy mô dự án gồm hồ điều tiết với dung tích 51,21 triệu m3, hệ thống kênh và các công trình phụ trợ khác.
Tổng mức đầu tư dự án sau điều chỉnh là 874,089 tỉ đồng, gồm vốn ngân sách trung ương là 519,927 tỉ đồng, còn lại là địa phương.
Tổng nhu cầu sử dụng đất của dự án là 693,31ha, trong đó diện tích có rừng là 680,41ha.
Diện tích có rừng gồm: 162,55ha là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ là 0,91ha, rừng sản xuất là 471,09ha, rừng nằm ngoài quy hoạch 3 loại rừng là 45,85ha. Còn lại là diện tích đất sản xuất nông nghiệp 12,9ha.
Thủ tướng đã giao cho UBND tỉnh Bình Thuận làm chủ đầu tư thực hiện dự án. Tuy nhiên, ngay sau khi được phê duyệt chủ trương đầu tư, tình hình dịch COVID-19 đã làm gián đoạn việc triển khai dự án trong 2 năm.
Theo tỉnh, dự án có diện tích rừng phải chuyển đổi là tương đối lớn. Vì vậy, việc điều tra, đánh giá hiện trạng rừng đòi hỏi nhiều thời gian nên tiến độ dự án bị chậm.
Ngoài ra, do trượt giá nguyên vật liệu xây dựng, nhân công và nhiều chi phí phát sinh tổng mức đầu tư tăng so với số liệu thuyết minh ban đầu. Đến nay, công tác điều tra, kiểm kê đánh giá hiện trạng rừng đã hoàn thành.
Mở rộng khu vực trồng rừng thay thế
Diện tích rừng trồng lại để thay thế trong dự án là khoảng 1.844,54ha. Tỉnh đã phê duyệt phương án trồng thay thế (đợt 1) với diện tích là 434,22ha (144,74ha rừng tự nhiên). Hiện tỉnh đang rà soát, bổ sung đảm bảo diện tích trồng rừng thay thế 1.410,32ha còn lại.
Tuy nhiên, trong quá trình làm việc và khảo sát thực tế, tỉnh Bình Thuận đề nghị bổ sung một số khu vực khác để trồng rừng thay thế cho phù hợp.
Theo đó, tỉnh dự kiến mở rộng trồng rừng thay thế cả ở khu vực được quy hoạch rừng sản xuất mà không chỉ giới hạn ở khu quy hoạch rừng đặc dụng, phòng hộ. Với hơn 2.000ha đất rừng sản xuất của tỉnh có thể trồng rừng thay thế.
Nếu được Quốc hội cho phép, tỉnh sẽ trồng đồng thời trên diện rộng, rút ngắn thời gian hoàn thành việc trồng rừng thay thế của dự án và đồng bộ với tiến độ hoàn thành xây dựng công trình.
Theo tỉnh Bình Thuận, mục tiêu của dự án là cấp nước tưới cho 7.762ha đất sản xuất nông nghiệp của huyện Hàm Thuận Nam.
Dự án còn cấp nước thô cho Khu công nghiệp Hàm Kiệm II khoảng 2,63 triệu m3/năm, tạo nguồn nước thô để cấp nước sinh hoạt cho khoảng 120.000 người dân khu vực huyện Hàm Thuận Nam và TP Phan Thiết.
Khi đưa vào sử dụng, dự án còn có mục tiêu phòng, chống lũ và cải tạo môi trường sinh thái, điều tiết nước cho vùng hạ du khu vực huyện Hàm Thuận Nam và một phần đoạn qua TP Phan Thiết.
TTO
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
- Thêm 49 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa
- Hơn 750ha rừng thông ở Nghệ An bị sâu róm ăn trụi lá
- Thêm 5 loài cây mới lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Công nhận quần thể 57 cây chè cổ Shan tuyết ở Mộc Châu là Cây Di sản Việt Nam
- Cây Hoa nhài đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
- Thêm 49 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn
- Thêm 49 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.