Trao đổi - Phản biện » Tầm nhìn
Tăng cường hợp tác quốc tế trên lĩnh vực khí tượng thủy văn
(14:04:45 PM 19/12/2013)Trạm đo gió, mưa tại Trung tâm Khí tượng Thủy văn tỉnh Tuyên Quang. (Ảnh: Thế Duyệt/TTXVN)
Qua đó, Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia đã tổ chức hơn 20 đoàn đi trao đổi hợp tác, học tập kinh nghiệm của các nước và đón tiếp, làm việc với hơn 10 đoàn khách quốc tế; đồng thời triển khai xây dựng và thực hiện các dự án sử dụng nguồn vốn viện trợ nước ngoài (ODA) đạt hiệu quả cao.
Tiêu biểu như Dự án ODA không hoàn lại (2 tỷ yên) do Chính phủ Nhật Bản tài trợ “Tăng cường năng lực đối phó thiên tai do biến đổi khí hậu gây ra”. Hiện Trung tâm đang lập để trình Bộ phê duyệt thiết kế kỹ thuật - tổng dự toán và triển khai thực hiện dự án này. Cùng với đó, Trung tâm xúc tiến việc triển khai Dự án hỗ trợ kỹ thuật sử dụng nguồn vốn viện trợ phát triển trị giá 3,9 triệu USD, về “Tăng cường năng lực dự báo thời tiết và cảnh báo sớm mưa, lũ”.
Bên cạnh việc khởi động thực hiện Dự án hỗ trợ kỹ thuật sử dụng bằng nguồn vốn của Quỹ Bắc Âu "Xây dựng hệ thống cảnh báo úng ngập thời gian thực cho nội thành Hà Nội”, Trung tâm đang tổng hợp ý kiến của các đơn vị liên quan và sẽ trình Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt Đề cương Dự án hỗ trợ kỹ thuật sử dụng nguồn vốn của ngân hàng Châu Á (ADB), về “Ứng dụng công nghệ viễn thám trong quản lý lưu vực sông” (2013-2014), Hợp phần tại Việt Nam “Ứng dụng công nghệ viễn thám trong dự báo, cảnh báo và giám sát lũ lụt’.
Bên cạnh đó, Dự án sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi của Chính phủ Italia “Tăng cường hệ thống dự báo và cảnh báo lũ lụt ở Việt Nam - Giai đoạn II” (2013-2015); Dự án hỗ trợ kỹ thuật sử dụng vốn ODA không hoàn lại của Chính phủ Thụy Sỹ “Tiếp nhận, quản lý và vận hành hệ thống quan trắc, giám sát khí hậu toàn cầu (CATCOS)” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trung tâm đang chuẩn bị đề cương, dự toán kinh phí chuẩn bị đầu tư, hoàn thiện hồ sơ dự án để trình Bộ xem xét. Riêng Đề án sử dụng nguồn trong nước “Xây dựng Trung tâm hỗ trợ dự báo khu vực của WMO tại Việt Nam”, với sự hỗ trợ kỹ thuật của WMO và kinh phí trong nước. Hiện Trung tâm đang chỉnh sửa lại Đề án phù hợp với quy định và trình Bộ phê duyệt trong thời gian tới.
Nhờ các trang thiết bị chuyên ngành được tăng cường, nên chất lượng công tác dự báo khí tượng thủy văn của ngành trong năm 2013 từng bước được nâng cao. Chất lượng các bản tin dự báo khí tượng và thủy văn hạn ngắn, hạn vừa, hạn dài đều đạt và vượt chỉ tiêu từ 2,0-14,0%; các đợt không khí lạnh, nắng nóng diện rộng, các đợt mưa lớn, lũ lớn đều được dự báo trước từ 24 đến 48 giờ; các cơn bão đều được theo dõi sát và phát tin dự báo từ rất sớm (khi bão còn ở vùng biển phía Đông Philippines hoặc khi còn là vùng áp thấp trên Biển Đông.
Trung tâm luôn đảm bảo sự hoạt động ổn định, hiệu quả của 232 trạm thủy văn (trong đó có 3 trạm chỉ hoạt động trong mùa lũ là Bồng Sơn, Phan Rang, Phan Thiết); 177 trạm khí tượng (tăng 1 trạm so với năm 2012 là Trạm Hoành Sơn); 17 trạm hải văn (dự kiến sẽ là 21 trạm trong năm tới khi tiếp quản phần hải văn của trạm DK1-14 và 3 trạm đã xây dựng xong là Hoành Sơn, Lý Sơn, Song Tử Tây); 155 trạm/điểm đo môi trường không khí và nước (trong đó có 10 trạm đo môi trường không khí tự động); 413 điểm đo mưa nhân dân; 6 trạm thám không vô tuyến; 8 trạm đo gió trên cao; 3 trạm đo tổng lượng ô zôn - bức xạ cực tím; 7 trạm ra đa thời tiết; 2 trạm thu ảnh vệ tinh phân giải cao (FY2 và MTsat).
Tính đến tháng 11 năm 2013, Trung tâm đã theo dõi và dự báo chính xác, kịp thời 30 đợt không khí lạnh, 4 áp thấp nhiệt đới, 15 cơn bão, trong đó có 10 cơn bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta; 12 trận lũ, 11 đợt nắng nóng, 26 đợt mưa lớn trên phạm vi cả nước, thông báo kịp thời đến các cơ quan chức năng theo quy định, cũng như các cơ quan thông tấn báo chí, thông tin đại chúng để phục vụ cộng đồng, góp phần giảm thiểu thiệt hại về người và của do thiên tai, bão lũ gây ra.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
- Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
- Cứu cây xanh
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn đề cao công tác bảo vệ môi trường cho thế hệ mai sau
- Phát biểu của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tại Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2024
- Đồng bằng sông Cửu Long "thuận thiên" để phát triển bền vững
- Có rừng là có tín chỉ carbon?
- Nói phét dễ vậy sao?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.