»

Thứ ba, 05/11/2024, 08:03:42 AM (GMT+7)

Những hiện tượng thời tiết cực đoan đều có xu hướng gia tăng

(08:56:42 AM 01/08/2015)
(Tin Môi Trường) - Trong những năm gần đây, hiện tượng thời tiết cực đoan đã xuất hiện thường xuyên hơn, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Từ đầu năm 2015 đến nay, trên cả nước đã xảy ra nhiều đợt mưa lớn, rét đậm, rét hại, hạn hán... gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Ông Bùi Minh Tăng, nguyên Giám đốc, hiện là Chuyên gia Cao cấp của Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn đã có trao đổi

Do[-]tác[-]động[-]của[-]biến[-]đổi[-]khí[-]hậu,[-]những[-]hiện[-]tượng[-]thời[-]tiết[-]cực[-]đoan[-]đều[-]có[-]xu[-]hướng[-]gia[-]tăng[-]

Những hiện tượng thời tiết cực đoan đều có xu hướng gia tăng -Ảnh: TL

Phóng viên: Ông có thể lý giải như thế nào về những hiện tượng bất thường của thời tiết diễn ra liên tiếp từ đầu năm đến nay. Nhất là đợt mưa lũ đặt biệt nghiêm trọng vừa xảy ra trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh?

Ông Bùi Minh Tăng: Từ đầu năm 2015 đến nay, rất nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan, bất thường xảy ra ở nước ta. Điển hình như trong tháng 1/2015 đã có đợt rét và băng tuyết đã phủ rất nhiều tỉnh, thành vùng núi phía Bắc; đợt mưa lớn trái mùa xảy ra vào tháng 3/2015 tại Quảng Ngãi; nhiều trận dông lốc, mưa đá xảy ra, đặc biệt là Đà Lạt (Lâm Đồng) có 2 trận mưa đá và 1 trận mưa lớn gây ngập lụt ở thành phố Đà Lạt; lốc xoáy cũng gây nhiều thiệt hại tại Thủ đô Hà Nội và gần đây nhất là hiện tượng mưa lớn tại Quảng Ninh...

Trong vòng 3 - 4 ngày qua, Quảng Ninh đã xảy ra hiện tượng mưa hiếm thấy, với lượng mưa đo được trong vòng 72 tiếng lên tới 500-800mm và có điểm lên tới 1.000mm. Hàng năm, Quảng Ninh vẫn có những đợt mưa lớn nhưng chưa bao giờ có lượng mưa lớn, cấp tập như vậy. Nguyên nhân là do vùng xoáy thấp, tồn tại từ mặt biển cho đến mực nước 5-6 km, Quảng Ninh nằm ở phía Tây của vùng xoáy thấp này nên chính yếu tố này gây mưa lớn cho Quảng Ninh và tập trung chủ yếu ở các huyện ven biển, thành phố Cẩm Phả và Hạ Long.

Ngoài nguyên nhân mưa lớn còn có yếu tố khác tác động làm tình hình ngập lụt ở Quảng Ninh trầm trọng hơn, đó là do Quảng Ninh là vùng khai thác than trọng điểm của nước ta, quá trình khai thác đã có bãi xỉ than lớn tại những quả đồi lớn, gặp lượng mưa cực lớn làm trôi bùn đất, cát từ bãi thải xuống khu dân cư ở dưới. Chính vì vậy đã cản trở dòng thoát nước, khiến lũ thoát chậm hơn. Chúng ta đã thấy, nhiều dân cư tại Cẩm Phả bị lũ bùn phủ kín cả tầng 1, thậm chí những nhà 1 tầng thì chỉ nhìn thấy còn nóc. Đây là trường hợp thiên tai hiếm thấy ở Quảng Ninh nói riêng và nước ta nói chung từ trước tới nay.

Phóng viên: Những hình thái thời tiết như vậy, có phải do ảnh hưởng của El Nino không thưa ông?


Ông Bùi Minh Tăng: Diễn biến thời tiết, khí hậu chịu tác động rất nhiều các yếu tố tự nhiên, khách quan cũng như chủ quan. Vì vậy, khó có thể khẳng định diễn biến khác thường của thời tiết cực đoan đều do hiện tượng El Nino, mặc dù đúng là hiện nay hiện tượng El Nin đang trên đà phát triển. Thiên tai ở nước ta thường xảy ra trong những năm gần đây và hiện tượng cực đoan của thời tiết gia tăng đáng kể. Những thống kê cho thấy trong vòng 1 thập kỉ gần đây, số lượng các cơn bão mạnh và siêu bão hoạt động trên Biển Đông tăng 1,5 lần so với thập kỷ trước, số lượng cơn bão mạnh ảnh hưởng đến Việt Nam tăng khá nhiều và gây nên thiệt hại đáng kể trong những năm vừa qua. Hiện tượng thời tiết cực đoan khác như nắng nóng, rét đậm, rét hại, khô hạn đều có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây và đây là thách thức đối với con người hiện tại và trong thập kỉ tới.

 

Do[-]tác[-]động[-]của[-]biến[-]đổi[-]khí[-]hậu,[-]những[-]hiện[-]tượng[-]thời[-]tiết[-]cực[-]đoan[-]đều[-]có[-]xu[-]hướng[-]gia[-]tăng[-]

Do tác động của biến đổi khí hậu, những hiện tượng thời tiết cực đoan đều có xu hướng gia tăng-Ảnh: TL

Phóng viên: Thời điểm này đang là mùa mưa bão của nước ta, vậy diễn biến sẽ như thế nào, thưa Ông?

Ông Bùi Minh Tăng: Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia, trong năm 2015, Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng của 4-5 cơn bão, áp thấp nhiệt đới. Từ đầu mùa bão đến nay, Việt Nam mới chịu ảnh hưởng của cơn bão số 1 xảy ra vào cuối tháng 6/2015. Do vậy trong những tháng tới mùa mưa bão, nước ta khả năng sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp của 3-4 cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới nữa. Đây là thách thức trong công tác phòng chống thiên tai. Hiện tượng El Nino đã hình thành nên có thể có những cơn bão hoạt động trái mùa, đặc biệt là bão mạnh. Nên không loại trừ có những cơn bão mạnh như bão Haiyan đổ bộ vào nước ta năm 2013. Đó là những trường hợp bão mạnh hiếm thấy trong thập kỷ gần đây.

Ngoài ra Bắc Bộ và Nam Bộ vẫn còn 2 -3 tháng mùa mưa, miền Trung bắt đầu sắp vào mùa mưa. Nên những diễn biến khác thường của thời tiết vẫn còn ở phía trước, cần phải nêu cao cảnh giác hạn chế thiệt hại do biến động thời tiết khí hậu gây ra

Phóng viên: Ông có thể cho biết tác động của biến đổi khí hậu đến Việt Nam trong thời gian tới?

Ông Bùi Minh Tăng: Do sự nóng lên của khí hậu toàn cầu, những hiện tượng thời tiết bất thường sẽ xảy ra thường xuyên hơn, những cực đoan thời tiết sẽ xảy ra ngày càng nhiều. Ví dụ như đợt mưa lịch sử ở Quảng Ninh hiện nay, hay như đợt mưa lịch sử tại Hà Nội vào tháng 10-11/2008, hoặc những trận bão mạnh thế kỷ như bão Haiyan đổ bộ vào nước ta 2013, bão Xangsane (2006) đổ bộ vào Đà Nẵng... Tất cả hiện tượng đó là khí hậu thay đổi, cực đoan khí hậu sẽ xảy ra trong thời gian tới, thập kỷ tới mà chúng ta cần phải đề phòng.

Các nghiên cứu cho thấy khí hậu thay đổi như hiện nay có sự tác động của con người. Chúng ta có thể hạn chế tác động đó bằng cách giữ gìn môi trường như tăng diện tích che phủ rừng, tránh chặt phá rừng bừa bãi, quy hoạch trong phát triển kinh tế xã hội nhằm hạn chế tối đa tác động không mong muốn của thời tiết và khí hậu. Song dù cho chúng ta có tiến hành các công việc này tốt như thế nào nhưng chắc chắn những hiện tượng thời tiết cực đoan vẫn sẽ xảy ra. Do vậy, để hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra, chúng ta phải nêu cao tinh thần cảnh giác, thường xuyên theo dõi những thông tin cảnh báo thời tiết, lập kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội cần lồng ghép công tác phòng chống thiên tai, chuẩn bị sẵn sàng những kế hoạch phòng chống thiên tai.

Công tác dự báo thời tiết đã có sự tiến bộ đáng kể, những hiện tượng thời tiết quy mô tương đối lớn đã có thể dự báo, như bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn diện rộng, nắng nóng, đợt rét đậm, rét hạn, khô hạn chúng ta đều có thể dự báo được. Tuy vậy, do còn thiếu và yếu về công nghệ, nhân lực nên một số hiện tượng thời tiết cực đoan với quy mô nhỏ nên chưa thể dự báo chính xác. Ví dụ như dự báo dông lốc mang tính chất địa phương, hiện tượng mưa cực đoan với lượng mưa rất lớn trong thời gian rất ngắn ...chưa thể dự báo chính xác.

Trân trọng cảm ơn ông! 

Tại thời điểm này, mưa lớn kỷ lục tại khu vực Quảng Ninh đã làm hàng chục người chết và bị thương, hàng nghìn ngôi nhà bị ngập, sập, nhiều diện tích hoa màu, diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại, nhiều tuyến đường giao thông bị sạt lở... gây thiệt hại cho địa phương 1.500 tỷ đồng.

Theo TTXVN
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Những hiện tượng thời tiết cực đoan đều có xu hướng gia tăng

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.

Tin Môi Trường
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

VACNE 30 năm
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI