Trao đổi - Phản biện » Tầm nhìn
Nguyên nhân chìm tàu Vinalines Queen dần hé lộ
(22:33:39 PM 07/01/2012)- Tôi rất buồn đau khi nghe tin này. Thuyền trưởng Nguyễn Văn Thiện của tàu Vinalines Queen là giáo viên tại khoa điều khiển tàu biển cùng tôi trước khi tôi chuyển sang phòng đào tạo.
Anh Thiện đi tàu theo hợp đồng của nhà trường. Để trả lời thấu đáo vì sao tàu chìm nhanh và mất liên lạc hoàn toàn là rất khó. Tuy nhiên cũng có những khả năng để dẫn tới tình trạng đó.
Nguyên nhân chìm tàu Vinalines Queen dần hé lộ
Thưa ông, thủy thủ Đậu Ngọc Hùng cho biết khi tàu bị nghiêng, thuyền trưởng đã thông báo cho các thuyền viên có mặt trên boong và yêu cầu mặc áo phao, tháo dây buộc phao bè và xuồng cứu sinh để chuẩn bị rời tàu. Tuy nhiên khi tàu chìm chỉ có thủy thủ Đậu Ngọc Hùng ngoi lên được. Điều này có thể hiểu là tàu chìm quá đột ngột nên ngoài anh Hùng không ai thoát được?
- Đương nhiên là đột ngột. Vì nếu nikel chở trên tàu đã hút ẩm và hóa lỏng thì chỉ cần tác động nhỏ bên ngoài như sóng cũng bị nghiêng do nikel lỏng dồn rất nhanh.
Khi tàu nghiêng thì thuyền trưởng nghĩ đến việc điều chuyển hướng để dồn hàng về phía ngược lại, lấy lại độ cân bằng cho tàu. Nhưng có thể cùng với sóng gió và độ cộng hưởng của cơn sóng nào đó gây nghiêng một chút nữa làm hàng dồn và lật tàu rất nhanh.
Các tổ chức vận tải biển khuyến cáo nguồn quặng nikel từ Indonesia không đảm bảo an toàn vì độ ẩm không đảm bảo. Nhưng tàu Vinalines Queen vẫn chở quặng này từ Indonesia sang Trung Quốc trên tuyến biển thường bị tác động gió mùa đông bắc mạnh vào cuối năm thì có mạo hiểm?
- Loại hàng này không phải lần đầu tiên tàu Vinalines Queen chở mà tàu Việt Nam đã chở nhiều chuyến rồi. Trước đây tôi từng đi tàu và từng chở quặng này. Còn về thời tiết đúng là dịp Noel có gió mùa đông bắc tràn về mạnh nhất.
Có đợt tôi đi gió từng giật đến cấp 10 chứ không phải cấp 8-9 như hôm tàu Vinalines Queen bị chìm. Thứ hai, các phương án xử lý thì thuyền trưởng đã nắm rõ kèm theo dụng cụ xử lý sẵn có như phương án thu hút nước mà quặng đã hút vào, hướng dẫn thuyền viên làm điều đó.
Chạy trong mùa này ai cũng biết là sóng gió lớn. Tuy nhiên tàu Vinalines Queen mới và các hầm hàng rất kín theo tiêu chuẩn, kể cả dùng vòi cứu hỏa phun mạnh cũng không lọt nước vào trong. Việc độ ẩm chui vào hầm hàng làm quặng hóa lỏng chắc thuyền trưởng cũng tính đến và nghĩ rằng với khối lượng như thế thì quặng không hóa lỏng được. Những cái đó có thể ngoài mức tiên lượng của thuyền trưởng.
Nhận định nikel hóa lỏng gây tai nạn có thể tin cậy được không?
- Về mặt chuyên môn, nếu trường hợp tàu bị nạn do va chạm thì phải có tàu thứ 2, mắc cạn gây lật cũng không có vì vùng biển đó rất sâu. Loại trừ dần thì nhiều khả năng nikel hóa lỏng là nguyên nhân chính.
Thông báo của thuyền trưởng lúc tàu nghiêng 20 độ là đang chạy phía Indonesia về Trung Quốc. Sau đó thuyền trưởng xin quay lại hướng 240 độ về phía đảo Luzon (Philippines). Khi tàu đã bị nghiêng và có sóng lớn, gió mùa đông bắc tác động ngược hướng tàu chạy mà thuyền trưởng quay lại phía Philippines nghĩa là chạy xuôi với hướng gió và bị sóng gió đẩy vào mạn không nghiêng thì có hợp lý?
- Khi đã quay lại theo hướng 240 độ thẳng về hướng Philippines thì thuyền trưởng đã quay tàu lại rồi tính đến phương án quay để giảm nghiêng hoặc chạy xuôi để giảm bớt nguy hiểm. Nhưng khó lý giải là tàu đã chạy xuôi rồi tại sao lại có thể bị đánh ngang được.
Tôi đang nghĩ đến phương án khi chạy xuôi tàu vẫn nghiêng ở mức 18 độ (giảm 2 độ) nhưng sóng không phải thẳng tăm tắp như đường chỉ kẻ mà có thể hơi vát một chút gây lắc cộng hưởng với quặng hóa lỏng nên xảy ra tai nạn.
Điều tra nguyên nhân để có một kết luận tin cậy có khó không, thưa ông?
- Cái này vô cùng khó. Hộp đen của tàu không thể lấy lên được. Còn anh Đậu Ngọc Hùng là thủy thủ, chỉ làm nhiệm vụ chuyên môn trên tàu theo lệnh thuyền trưởng chứ không có được tầm nhìn, nắm được hướng và cách xử lý của thuyền trưởng lúc đó. Anh Hùng chỉ nghe lệnh và nhảy. Góc độ anh chỉ nhìn nhận vậy thôi còn tìm ra nguyên nhân, bản chất vụ việc là rất khó.
Về góc độ chuyên môn cũng chỉ đưa ra những phán đoán khi loại trừ các trường hợp khác thì tàu chở nikel hóa lỏng bị nghiêng và chỉ cần cộng hưởng của sóng nữa và làm hàng dồn sang một bên và lật là khá rõ.
Nguyên nhân nikel hóa lỏng chưa ai xác nhận nhưng có thông tin tàu bị nghiêng không rõ lý do có thể chứng minh cho việc quặng bị hóa lỏng. Không có hóa lỏng hay va chạm, thủng thì tàu không thể tự nghiêng được.
Tàu tải trọng 56.000 tấn, khi bị nạn chở 54.000 tấn quặng nikel. Như thế với khả năng quặng này hút ẩm tới 40% và làm tàu quá tải trọng nên chìm nhanh?
- Nói thế không có cơ sở. Tải trọng của tàu 56.000 tấn, vẫn dư 2.000 tấn. Lượng nước ngọt, nhiên liệu trên tàu cũng không quá lớn như vậy, vẫn đảm bảo khả năng nổi của tàu.
Trong quá trình chạy trên biển chỉ có bơm nước vào quặng mới có lượng hút ẩm lớn làm nặng thêm mấy trăm tấn. Nikel có đặc tính là dù hút ẩm ít cũng hóa lỏng rất nhanh.
Chỉ cần hút ẩm lượng ít trên bề mặt cũng hóa lỏng rất nhanh chứ không phải toàn bộ quặng hút ẩm mới hóa lỏng. Nếu tính hút ẩm 10% thì 54.000 tấn nikel nặng thêm 5.400 tấn rồi, nếu hút một chút làm hóa lỏng bề mặt làm vài ngàn tấn quặng nghiêng dồn bên này sang bên kia thôi đã khủng khiếp lắm rồi.
Khi nghiêng thì toàn bộ khối lượng quặng trên tàu chạy theo chứ không chỉ lượng hóa lỏng trên bề mặt.
Thưa ông, đến thời điểm này chủ tàu vẫn không hiểu được vì sao tàu Vinalines Queen là tàu mới, trang thiết bị hiện đại lại mất liên lạc hoàn toàn, không phát tín hiệu cấp cứu nào khi bị chìm. Đây có phải là một điều bí ẩn?
- Để trả lời thấu đáo rất khó. Về cơ bản nguyên nhân có thể do thiết bị trục trặc. Khi tàu chìm đột ngột toàn bộ phao IPIRB bị quấn vào trong tàu không phát được (chỉ nổi lên mới phát được), đó là nguyên nhân chính.
Còn trong thời gian dài tàu bị nghiêng và ở trạng thái như vậy thì thuyền trưởng, thuyền viên có thể chưa tiên lượng được tàu chìm nhanh nên không kịp ấn vào nút cấp cứu.
Tàu hiện đại như Vinalines Queen có hệ thống liên lạc theo quy chuẩn quốc tế. Vùng tàu bị chìm là vùng A3, là vùng biển ngoài vùng A1, A2, thuộc phạm vi phủ sóng từ 700 vĩ độ Bắc đến 700 vĩ độ Nam và nằm trong vùng phủ sóng của hệ thống HF và hệ thống Inmarsat, vùng phát tín hiệu khắp thế giới.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
- Cứu cây xanh
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn đề cao công tác bảo vệ môi trường cho thế hệ mai sau
- Phát biểu của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tại Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2024
- Đồng bằng sông Cửu Long "thuận thiên" để phát triển bền vững
- Có rừng là có tín chỉ carbon?
- Nói phét dễ vậy sao?
- Ý nghĩa của hoạt động Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam
- TS NGUYỄN NGỌC SINH, Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam: “Hướng tới cộng đồng, chung sức cùng cộng đồng”
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.