Hang dơi bí mật có thể hé lộ nguồn gốc nCoV
(10:01:20 AM 13/02/2020)(Tin Môi Trường) - Các nhà nghiên cứu tìm thấy một chủng virus gần như giống hệt nCoV trong hang dơi ở Vân Nam cách đây 16 năm.
>> Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu >> AstraZeneca thừa nhận vắc xin có thể gây cục máu đông, hàng triệu người Việt đã tiêm có đáng lo? >> Sáng kiến linh vật rồng có thể... ăn được >> Lo đột quỵ do di truyền: Ăn thứ này có thể cứu bạn >> Đề nghị Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar xác minh nguồn gốc xá lợi tóc Phật
Các nhà nghiên cứu lấy mẫu phân dơi trong hang động. Ảnh: EcoHealth Alliance.
Nhóm chuyên gia từ Viện Vi trùng học Vũ Hán là những người đầu tiên liên hệ dịch SARS với dơi trong nghiên cứu năm 2004 khi tiến vào một hang dơi ở tỉnh Vân Nam. Họ lấy mẫu vật phân dơi hoang dã và nhận thấy dơi là vật chủ mang hàng trăm loại virus corona khác nhau.
Shi Zhengli, nhà vi trùng học đứng đầu nghiên cứu, tiết lộ một trong những chủng đó gần như giống hệt nCoV đang gieo rắc dịch bệnh ở Trung Quốc. Shi tham khảo chéo trình tự bộ gene của nCoV với kết quả năm 2004 và nhận thấy nó trùng khớp 96% với chủng virus tìm thấy trong phân dơi móng ngựa.
nCoV đã giết chết hơn 1.300 người và lây nhiễm sang 60.161 người trên khắp thế giới từ khi dịch bệnh bùng phát vào cuối tháng 12. Các nhà khoa học cho rằng virus truyền sang người từ động vật tại một khu chợ ở Vũ Hán, thành phố ở tâm dịch. Tuy nhiên, giới nghiên cứu chưa thể kết luận chính xác loài vật nào truyền nCoV sang người. Dơi là động vật mang virus corona, vì vậy chúng được xếp vào nhóm thủ phạm có thể truyền bệnh cùng với rắn và tê tê.
Nhóm nghiên cứu giữ bí mật vị trí hang dơi. Ảnh: EcoHealth Alliance.
Vị trí cụ thể của hang động trong nghiên cứu năm 2004 được giữ bí mật, nhưng nằm ở Vân Nam, cách Vũ Hán ít nhất 1.700 km. Giáo sư Shi và cộng sự phát hiện gần 3% người dân sinh sống gần hang dơi Vân Nam phát triển miễn dịch với các loại virus.Theo Shi, điều này chứng tỏ các chủng virus có thể và đã truyền virus sang người trong quá khứ, do đó việc tiêm chủng để phòng ngừa virus là khả thi. Dơi móng ngựa là một trong 4 loài dơi trong nghiên cứu kéo dài 5 năm sau khi nhóm của giáo sư Shi quay trở lại hang động lần thứ hai năm 2005.
"Năm 2005, chính giáo sư Shi và cộng sự đã chứng minh dịch SARS do một virus ở dơi gây ra và truyền sang người. Nhóm nghiên cứu đã theo dõi virus corona ở dơi từ sau đó, cảnh báo một số chủng đặc biệt thích hợp gây đại dịch ở người. Trong báo cáo năm 2017, sau gần 5 năm thu thập mẫu phân dơi tại hang động Vân Nam, họ tìm thấy virus corona ở nhiều cá thể thuộc 4 loài dơi khác nhau, bao gồm dơi móng ngựa trung gian, bởi xung quanh lỗ mũi của chúng nhô ra phần da giống chiếc đĩa", David Quammem, tác giả cuốn Spillover: Animal Infections and the Next Human Pandemic, chia sẻ với trang New York Times.
Các nhà nghiên cứu xem xét một con dơi. Ảnh: EcoHealth Alliance.
Theo Quammem, các nghiên cứu tiết lộ chủng nCoV có nguồn gốc từ Vũ Hán khác biệt với mọi chủng virus corona khác. Theo nghĩa này, nCoV là chủng mới và thậm chí có thể nguy hiểm đối với con người hơn các chủng virus corona khác.
Dù là người tiên phong nghiên cứu về virus corona, giáo sư Shi bị nhiều người Trung Quốc đổ lỗi gây ra dịch bệnh mới nhất. Trong những tuần gần đây, bà trở thành đối tượng của nhiều thuyết âm mưu cho rằng nCoV thoát ra từ một phòng thí nghiệm của Shi ở Viện Vi trùng học Vũ Hán. Số lượt tìm kiếm tên giáo sư Shi hàng ngày trên Internet tăng vọt gấp 2.000 lần trước khi phát hiện dịch, nhưng phần lớn bài đăng trên internet và mạng xã hội Trung Quốc đều tiêu cực. Một số người còn gọi bà là "mẹ của quỷ dữ", theo tờ SCMP.
Giáo sư Shi kịch liệt phủ nhận các cáo buộc. Tuần trước, bà đã gửi tin nhắn cho bạn bè trên mạng WeChat và khẳng định "Tôi lấy tính mạng để thề virus không liên quan gì đến phòng thí nghiệm".
(Theo NZ Herald)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
- Sấm sét ngày càng nhiều, tại sao?
- 200 năm huyền thoại kênh Vĩnh Tế
- ”"Thần đèn" Nguyễn Văn Cư dời thành công cổng đền nặng hơn 100 tấn đi được 63 mét
- Cỏ Pili - Loại cỏ đặc biệt biết chuyển động khi bị ướt
- Phát hiện “thần điểu" giống khủng long bạo chúa T-rex
- Nguy cơ băng ở Bắc Băng Dương biến mất sớm hơn dự báo
- Linh vật SEA Games 31 - loài thú cổ đại được cho là bí ẩn nhất thế giới
- Hoa ưu đàm "3.000 năm xuất hiện một lần" có thật không?
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
(Tin Môi Trường) - Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi tại thôn Giữa, xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang là một báu vật thiên nhiên quý hiếm, đang được bảo tồn trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng này. Đây là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn thu hút du khách từ nhiều tỉnh, thành tới thăm quan.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Phú Yên thành lập Công viên địa chất
(Tin Môi Trường) - Tỉnh Phú Yên lập Công viên địa chất để xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu.