Trao đổi - Phản biện » Tầm nhìn
Nguy cơ tan rã đồng bằng sông Cửu Long: Trung Quốc khống chế nguồn nước Mê Kông
(15:19:32 PM 21/06/2016)
ĐBSCL bị tác động xấu từ thủy điện trên dòng Mê Kông.Ảnh: Công Hân
Có thể nói, phần lớn các dự án thủy điện trên dòng chính sông Mê Kông đều thuộc về các ông chủ Trung Quốc.
Tiền chảy về Trung Quốc
Trong 11 dự án (DA) ở hạ nguồn hay còn gọi là thủy điện trên dòng chính sông Mê Kông, Lào có 9 và Campuchia có 2 DA nhưng toàn bộ các DA này do các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư xây dựng theo hình thức BOT (xây dựng, vận hành, chuyển giao).
Theo chuyên gia Nguyễn Hữu Thiện, thời gian xây dựng mỗi con đập trung bình là 8 năm. Trong 25 năm kể từ năm thứ 9 trở đi theo hình thức BOT khoảng 69 - 74% doanh thu thuộc về nhà đầu tư Trung Quốc. Lào và Campuchia chỉ được từ 26 - 31% doanh thu. Điện tạo ra chủ yếu xuất cho Thái Lan.
Theo báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược về thủy điện trên dòng chính sông Mê Kông, nếu tất cả các DA dòng chính được tiến hành, Lào với 9/11 đập sẽ được nhận khoảng 2,6 tỉ USD/năm tiền xuất khẩu điện. Campuchia với 2 đập sẽ có khoảng 1,2 tỉ USD/năm.
Như vậy trong 25 năm đầu sau khi đi vào hoạt động (giả sử các đập đều được xây dựng và hoạt động cùng lúc) thì Lào nhận được 26 - 31% của 2,6 tỉ USD tương đương 676 - 806 triệu USD/năm và Campuchia sẽ nhận được khoảng 26 - 31% của 1,2 tỉ USD tương đương 312 - 372 triệu USD/năm. Sau thời gian 25 năm BOT thì Lào và Campuchia mới hưởng toàn bộ doanh thu.
Chuyên gia Nguyễn Hữu Thiện bình luận: Các nhà đầu tư thủy điện sẽ là người hưởng lợi nhiều nhất trên nguồn tài nguyên thiên nhiên thuộc sở hữu chung của người dân Mê Kông. Khoản lợi nhuận của các quốc gia “chủ nhà” nhỏ hơn nhiều. “Điện sẽ chạy về Thái Lan, tiền ngược dòng chảy về Trung Quốc còn thiệt hại mà thủy điện gây ra thì người dân Lào, Campuchia và ĐBSCL sẽ gánh chịu”, PGS-TS Lê Anh Tuấn, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu (ĐH Cần Thơ) kết luận.
Bà Ame Trandem, đại diện Tổ chức Sông ngòi quốc tế (International Rivers) so sánh: Việc xây dựng các đập thủy điện trên dòng chính sông Mê Kông được xem như một “trò cờ bạc - đánh cược với môi trường”. Theo cách nói của bà Ame Trandem thì rõ ràng các ông chủ Trung Quốc chính là “nhà cái” trong cuộc chơi này.
Thiệt hại, rủi ro người dân Mê kông gánh
Tháng 11.2012, Lào khởi công xây dựng đập thủy điện Xayaburi bất chấp sự phản đối của người dân các nước trong vùng, đến thời điểm hiện tại công trình đã hoàn thành đến 70% tiến độ. Họ cũng đang chuẩn bị khởi công DA Don Sahong, giáp biên giới với Campuchia. Như vậy điều mà nhiều người lo lắng đã xảy ra “tiền lệ xấu của Xayaburi được lặp lại”. Dòng sông tự nhiên sẽ bị biến mất. Thay vào đó là các hồ chứa có chiều dài từ 90 - 100 km để phát điện.
Nước bị giữ lại phía trên các thủy điện, phù sa sẽ lắng đọng lại trên các hồ chứa. Để giải quyết vấn đề phù sa mà các chuyên gia đặt ra, những ông chủ đầu tư đưa ra giải pháp “cửa xả đáy”. Tuy nhiên theo TS Tuấn, các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy trong các hồ chứa, phù sa sẽ lắng đọng lại và cửa xả đáy cũng không thể giải quyết được vấn đề. Nếu ai sống ở vùng nông thôn, nhà có bể chứa nước sẽ hiểu rõ điều này.
Còn thực tế trên một dòng sông các hạt phù sa lắng đọng lại, trực di xuống phía dưới tạo nên kết cấu chắc chắn không thể di chuyển. “Vùng châu thổ sông Cửu Long sẽ không còn được bồi đắp, nguy cơ tan rã là một sự thật có thể nhìn thấy trước”, TS Tuấn dự báo. Chuyên gia Nguyễn Hữu Thiện bổ sung, khi có đập, nước được giữ lại và chỉ xả ra theo nhu cầu phát điện. Chính vì vậy mà nó sẽ gây ra sự đảo lộn về thời gian nước chảy xuống hạ nguồn ảnh hưởng đến hệ sinh thái, mùa vụ sản xuất, năng suất và cả văn hóa…
Cụ thể hơn về các thiệt hại, báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược cho biết, các DA thủy điện này sẽ có tác động tiêu cực đáng kể đối với nông nghiệp và thủy sản. Giá trị kinh tế của thủy sản tự nhiên vùng hạ lưu vực sông Mê Kông ước tính từ 1,4 - 2 tỉ USD/năm. Nếu các đập được xây dựng, sự thiệt hại về thủy sản trực tiếp ở khu vực có thủy điện ước tính 476 triệu USD/năm, chưa bao gồm thiệt hại dây chuyền ở ĐBSCL và thủy sản biển.
“Điều quan trọng ở sự thiệt hại này không chỉ là con số được quy ra thành tiền mà chính là nguồn dinh dưỡng cung cấp cho hàng chục triệu người dân trong lưu vực. Nguồn dinh dưỡng này khó có thể thay thế. Trong khi đó nguy cơ tan rã ĐBSCL, giảm năng suất cây trồng… là không thể đo đếm được”, ông Thiện nói. TS Tuấn phân tích: Ba trụ cột kinh tế của ĐBSCL là nông nghiệp, thủy sản và dịch vụ. Dịch vụ ở vùng này cũng là dịch vụ phục vụ nông nghiệp và thủy sản. Điều này có nghĩa là chúng ta sẽ mất tất cả các trụ cột kinh tế của ĐBSCL, mất môi trường và… mất tất cả vì thủy điện”.
Đáng lo nhất đối với ĐBSCL theo ông Thiện chính là DA Sambor của Campuchia, gần biên giới VN. Đập Sambor do Trung Quốc đầu tư, cao 56 m, dài 18 km, dung tích hồ chứa 465 triệu m3 nước. Nó như một quả “bom nước” treo lơ lửng trên đầu người dân ĐBSCL.
Thực tế, Trung Quốc chỉ đóng góp 16% nước cho dòng Mê Kông nên khả năng “chi phối” nguồn nước cho cả vùng hạ lưu vực là không lớn. TS Dương Văn Ni, Trường ĐH Cần Thơ dẫn chứng: Báo cáo mới đây của Ủy hội Sông Mê Kông (MRC) cho thấy việc Trung Quốc xả nước đập Cảnh Hồng (Jinghong) vừa rồi, nước chỉ về đến Stung Streng (ngày 26.3.2016). Không có giọt nào về đến Biển Hồ. Điều đó chứng minh không có “giọt nào” về đến ĐBSCL.
“Việc xả đập đã chứng minh họ không có “quyền lực” như họ tưởng. Tuy nhiên, với việc đầu tư xây dựng hàng loạt các công trình thủy điện hiện nay sẽ giúp họ dễ dàng khống chế nguồn nước sông Mê Kông từ thượng nguồn đến hạ lưu vực. Ở cuối nguồn, người dân ĐBSCL là đối tượng gánh chịu thiệt hại nặng nề nhất”, TS Dương Văn Ni nhận xét.
Với việc đầu tư xây dựng hàng loạt các công trình thủy điện hiện nay sẽ giúp họ (Trung Quốc) dễ dàng khống chế nguồn nước sông Mê Kông từ thượng nguồn đến hạ lưu vực. Ở cuối nguồn, người dân ĐBSCL là đối tượng gánh chịu thiệt hại nặng nề nhất - TS Dương Văn Ni
Gửi ý kiến bạn đọc về: Nguy cơ tan rã đồng bằng sông Cửu Long: Trung Quốc khống chế nguồn nước Mê Kông
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
- Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
- Cứu cây xanh
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn đề cao công tác bảo vệ môi trường cho thế hệ mai sau
- Phát biểu của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tại Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2024
- Đồng bằng sông Cửu Long "thuận thiên" để phát triển bền vững
- Có rừng là có tín chỉ carbon?
- Nói phét dễ vậy sao?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.