»

Thứ bảy, 18/01/2025, 18:34:39 PM (GMT+7)

Nguy cơ tai nạn đường sắt- S.O.S !

(09:23:07 AM 11/10/2011)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)-An toàn đường sắt nước ta đang ở mức S.O.S. Người dân đặt cược tính mạng của mình trên tốc độ 80 km/h trên tuyến đường sắt khổ hẹp lạc hậu đã rệu rã xuống cấp và đang trở thành “Con đường đau khổ”!
Vụ thảm họa ĐS tại Nhật ngày 25/4/2005 làm chết 150 người và làm bị thương 500 người trên ĐS khổ 1,067 mét tốc độ 70 km/h ( nguồn internet )
 
 
V tai nạn bất ngờ vừa xảy ra vào lúc 23h50 ngày 7/10, tại Km25 600 đi qua huyện Quỳnh Lưu - Nghệ An, khi đoàn tàu đang lưu thông hướng TP.HCM đi Hà Nội.
 
SE6 - là loại tàu cao cấp hiện đại nhất của ngành đường sắt  (ĐS) Việt Nam, theo một cán bộ đường sắt lúc xảy ra tai nạn, đoàn tàu đang chạy với tốc độ 80km/giờ và trên tàu có 300 hành khách trong đó có nhiều khách quốc tế , khách du lịch , thương gia, cán bộ công nhân viên… thoát nạn trong từng “đường tơ kẻ tóc”, 7 toa áp sát đầu máy dồn lại một cục nghiêng khoảng 30 độ ra khỏi đường sắt, kéo gần 200m đường ray gồm tà vẹt cùng phụ kiện nối giữ bay ra ngoài. 
    
Những người may mắn thoát nạn xin hãy bình tâm nhìn lại vụ thảm họa đường sắt tại Nhật Bản trên đường sắt khổ 1.067m . Đó là vào lúc 9 giờ 20 phút ngày 25/4/2005, tại tỉnh Hyohgo (gần Osaka) trên tuyến JR Fukuchiyama, đoạn giữa hai ga Tsukaguchi - Amagasaki, một đoàn tàu nhanh 7 toa đã bị trật khỏi đường ray khi đang chạy ở tốc độ 70 km/h. Từ toa số 1 tới toa số 3 bị quay ngang, vượt khỏi hàng rào an toàn, đầu tàu lao vào một toà nhà chung cư và bị phá hủy nặng. Tai nạn thảm khốc làm 150 người chết và hơn 500 người bị thương. Cả nước Nhật choáng váng, Chính phủ đứng ra lập quốc tang ….
  
Đường sắt quốc gia ở nước ta khổ chì 1 mét, thua họ đang đặt tính mạng của hàng triệu hành khách mỗi năm trên những chuyến tàu định mệnh. Chỉ cần một cú phanh đột ngột của tài xế ngày 15/3/2010 đã làm văng một toa hàng của tàu HSD4 ra xa đường sắt tại Vân Canh, Bình Định, chỉ sau đó 1 tuần ngày 29/3/2010, tại Km 577 450 Lệ Thuỷ (Quảng Bình) - Vĩnh Linh (Quảng Trị), tàu hàng FI2 chở gạo, đậu phụng, đường kính, dầu ăn… từ Hà Nội đi Sài Gòn đã bị lật làm 5 toa tàu gần cuối rớt khỏi đường sắt rơi xuống ruộng sâu. Ngày 17/1/2010 một đoàn tàu chở bồn xăng dầu đã lật “ chổng vó “ thê thảm ngay trong sân ga Phủ Đức – TP Việt Trì , rất may mắn là bồn chở đầy xăng dầu chưa kịp bắt lửa.
 
Chỉ sau một năm, ngày 28/3/2011 lại một vụ lật toa tàu chở container ngay trong sân ga Đà Nẵng khi đang thực hiện thao tác vận hành dồn toa ngay trong sân ga trên đường thẳng. Hai vụ lật tàu liên tiếp trong sân ga đáng ghi vào sách “ kỷ lục “ thế giới để cho thấy tính năng của đường sắt khổ hẹp 1 mét mong manh đến nhường nào. Chạy trong sân ga 3-5 km/h mà còn “chỏng vó” thì chạy trên đường trường tốc độ 40-60 km/h liệu điều gì sẽ xẩy ra khi qua những vòng cua gấp  những cú phanh gấp đột ngột hay những biến động thời tiết ….
 
Chưa hết, vào lúc 6h30 phút ngày 22/7/2011 chuyến tàu chở hàng mang số hiệu 237 gồm 17 toa hành trình Bắc Nam khi đi qua khu gian Lệ Sơn-Lạc Sơn (huyện Tuyên Hoá, Quảng Bình) đã trật đường ray khiến đường sắt Bắc Nam bị tê liệt hoàn toàn.Hai toa số 9 và số 10 của tàu hàng đã bị đổ nghiêng, 3 đoạn đường ray bị bật tung …
       
Thật may mắn cho vụ việc vừa qua vì ĐS nước ta khổ hẹp hơn Nhật 67 mm, chạy tốc độ cao hơn mà chưa xẩy ra thảm họa chết người, song điều đó chưa phản ảnh được mức độ nguy hiểm của đường sắt lạc hậu.
    
Lịch sử đường sắt nước ta vẫn không thể nào bưng bít được vụ thảm họa tồi tệ nhất năm 1982. Theo lời kể của những nhân viên ĐS lúc đó còn sống sót thì : “Cả đoàn tàu bị mất kiểm soát ... trôi tự do với tốc độ hơn 100km/giờ đến đoạn cua Bàu Cá thì lật . 12 toa xe chở đầy người và hàng hóa từ Nha Trang vào TP HCM văng tung tóe, riêng toa đầu máy văng lên nằm ngửa bụng trên đồi. Cả lái tàu Đậu Trường Tỏa, phó lái Phạm Duy Hanh, thực tập viên Trần Giao Chi lẫn nhân viên đoàn và hành khách chết hơn 200 người. Mấy ngày trôi qua, nhiều nạn nhân không có giấy tờ, không được người thân nhận xác đành phải nằm lại đây vĩnh viễn thành cả một nghĩa trang bên đường. Từ đó, các chuyến tàu đi qua nơi này đều kéo một hồi còi như lời mặc niệm.
 
Như vậy vụ tai nạn này còn vượt xa thảm họa ĐS tại Nhật Bản ngày 25/4/2005 làm 105 người chết và 550 người bị thương , vượt quả thảm họa quốc gia vụ E1 tại Lăng Cô – Thừa Thiên Huế làm 11 người chết và 80 người bị thương ….liệu đã đủ để cảnh tỉnh cho những quan chức nghành giao thông vận tải nước ta về nguy cơ mất an toàn trên đường sắt nước nhà ?
 
Sau khi nhậm chức, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng đã có những việc làm kịp thời, hợp lòng dân,  những trả lời phỏng vấn quyết đoán mạnh mẽ với nhiều hứa hẹn cho một cuộc “Cách mạng về Giao thông vận tải”. Đích thân Bộ trưởng sẽ  “vi hành” trên những chuyến xe buýt giờ cao điểm để giải quyết vấn nạn ùn tắc giao thông cho Thủ Đô và TP Hồ Chí Minh.
 
An toàn đường sắt nước ta đang ở mức S.O.S. Mức độ an toàn trên những chuyến xe buýt đó còn khá hơn nhiều so với tính mạng hàng trăm người dân đặt cược tính mạng của mình trên tốc độ 80 km/h trên tuyến đường sắt khổ hẹp lạc hậu đã rệu rã xuống cấp và đang trở thành “Con đường đau khổ”!
    
Đường sắt là công trình trọng điểm quốc gia, an toàn đường sắt thuộc về trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ trưởng GTVT, tha thiết đề nghị Bộ trưởng dành thời gian “vi hành” trên tuyến ĐS quốc gia để thị sát mức độ an toàn, để có những chỉ thị khẩn cấp cho Cục ĐSVN, Tổng công ty ĐSVN có biện pháp tích cực để đừng tái diễn những thảm hoa ĐS như vụ Dầu Giây 1982 và vụ E1 tại Lăng Cô năm 2005. 
TS Trần Đình Bá -Hội Kinh tế & Vận tải ĐSVN
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Nguy cơ tai nạn đường sắt- S.O.S !

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.

Tin Môi Trường
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

VACNE 30 năm
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI