(Tin Môi Trường) - Sau những trận lũ quét, sạt lở đất đặc biệt nghiêm trọng ở Lai Châu, Lào Cai, Lạng Sơn, Thanh Hóa, Quảng Nam,…gây ra những thiệt hại lớn về người và của. Vì vậy năm 2012, Bộ Tài nguyên và Môi trường giao Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản chủ trì, phối hợp với nhiều đơn vị liên quan trong và ngoài Bộ xây dựng và triển khai đề án “Điều tra, đánh giá và phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá các vùng miền núi Việt Nam”. Đến nay, Đề án đã điều tra, lập bản đồ nhằm tạo dựng bức tranh về nguy cơ trượt lở đất đá ở 28/37 tỉnh miền núi.
Ông Phạm Văn Sơn: Điều tra, lập bản đồ nhằm tạo dựng bức tranh về nguy cơ trượt lở đất đá ở 28/37 tỉnh miền núi
Ông
Phạm Văn Sơn - Phó Giám đốc Trung tâm Viễn thám và Tai biến địa chất, Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản đã thông tin đến phóng viên
về những kết quả cơ bản của đề án và những ứng dụng bước đầu như sau:
-Bộ Tài nguyên và Môi trường giao Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản chủ trì, phối hợp với nhiều đơn vị liên quan trong và ngoài Bộ xây dựng và triển khai đề án “Điều tra, đánh giá và phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá các vùng miền núi Việt Nam”. Vậy kỳ vọng của đề án sẽ thực hiện như thế nào, thưa ông?
Ông Phạm Văn Sơn: Để thực hiện đề án, Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản đã
lập hệ thống
bản đồ về các yếu tố địa hình, cấu trúc địa chất - kiến tạo, đới phá hủy; địa chất thủy văn - địa chất công trình, thảm phủ, phân bố mưa,... Khi đó, Viện mong muốn đây là dữ liệu đầu vào, phục vụ công tác đánh giá và thành
lập các
bản đồ phân vùng
nguy cơ trượt lở đất đá cho các khu vực đã điều tra trong phạm vi Đề án. Ngoài ra, nó cũng có thể được sử dụng để phục vụ cho nhiều đề tài, đề án, dự án khác trong và ngoài Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Viện kỳ vọng đối với các cơ quan quản lý chuyên ngành, các cơ quan ban hành
lập pháp, các
bản đồ thành phần này góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc soạn thảo và ban hành các điều luật, quy định nhằm hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực của các điều kiện gây
nguy cơ trượt lở đất đá và các tai biến địa chất khác có liên quan.
Dựa trên các kết quả được thể hiện trên bộ Bản đồ hiện trạng
trượt lở đất đá, các cấp chính quyền địa phương có thể nắm bắt được toàn cảnh thực trạng ở địa phương mình, chi tiết tới từng điểm trượt đã được khảo sát.
Viện cũng kỳ vọng các địa phương và các đơn vị liên quan có thể sử dụng bộ
bản đồ hiện trạng
trượt lở đất đá như một công cụ cảnh báo sơ bộ
về nguy cơ thiên tai và có phương án chuẩn bị các biện pháp ứng phó phù hợp tại mỗi vị trí tùy mức độ quy mô,
nguy cơ (tái) xuất hiện
trượt lở đất đá trong các mùa mưa bão.
Còn các kết quả của công tác thành
lập bản đồ phân vùng cảnh báo
nguy cơ trượt lở đất đá được sử dụng làm số liệu đầu vào cho các bài toán, mô hình phân vùng hiểm họa, tính dễ bị tổn thương và rủi ro do
trượt lở đất đá, làm cơ sở phục vụ quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch sắp xếp lại dân cư, hoặc áp dụng các biện pháp công trình, phi công trình phù hợp để phòng tránh và giảm thiểu thiệt hại do
trượt lở đất đá gây ra.
-Vậy kết quả của đề án đã đạt được như thế nào thưa ông?
Ông Phạm Văn Sơn: Trong tổng số 37 tỉnh miền núi Việt Nam, Đề án đã điều tra,
lập bản đồ nhằm
tạo dựng bức tranh
về nguy cơ
trượt lở đất đá ở 28 tỉnh. Cụ thể, đến hết năm 2020, đã có 15 tỉnh có cả 2 loại
bản đồ tỷ lệ 1:50.000 là
bản đồ hiện trạng
trượt lở đất đá và
bản đồ phân vùng cảnh báo
nguy cơ trượt lở đất đá. Đó là: Nghệ An, Thanh Hóa, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Bắc Giang, Lạng Sơn, Quảng Ninh và Hòa Bình.
Các tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi đã có
bản đồ hiện trạng
trượt lở đất đá tỷ lệ 1:50.000. Ngoài ra, tại 3 tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đề án cũng đã hoàn thành công tác thành
lập một số
bản đồ thành phần ở tỷ lệ 1:50.000.
Bản đồ hiện trạng
trượt lở đất đá tỷ lệ 1:50.000 cung cấp thông tin chi tiết
về các vị trí đã từng xảy ra
trượt lở đến thời điểm được điều tra, và các khoanh vùng sơ bộ các khu vực có
nguy cơ xảy ra
trượt lở đất đá trên cơ sở đánh giá các kết quả khảo sát.
Kết quả điều tra cho thấy, trên địa bàn miền núi khu vực 25 tỉnh miền núi Bắc Bộ và Trung Bộ, các đơn vị điều tra trong Đề án xác định được 12.099 vị trí có biểu hiện
trượt lở đất đá từ giải đoán ảnh viễn thám và phân tích địa hình trên mô hình
lập thể số, và 14.726 vị trí đã xảy ra
trượt lở đất đá từ khảo sát thực địa. Đáng chú ý, số lượng điểm trượt xác định từ khảo sát thực địa được ghi nhận nhiều nhất tại các tỉnh Sơn La, Nghệ An, Quảng Nam, Yên Bái..., song mật độ phân bố của chúng theo diện tích tự nhiên lại được ghi nhận nhiều nhất ở các tỉnh Yên Bái, Quảng Ngãi, Bắc Kạn, Quảng Nam, Lạng Sơn, Hà Giang, Sơn La,... Đặc biệt, sau khi thị sát hiện trường vụ
trượt lở đất đã ở xã Phú Cường, huyện Tân Lạc, các xã của huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình, ngập úng trên diện rộng tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng, Bộ trưởng Bộ TN&MT khi ấy là Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã chỉ đạo khẩn cấp đề án thực hiện điều tra hiện trạng tại 5 xã trọng điểm thuộc huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình.
-Trong quá trình triển khai nhiệm vụ, có những khó khăn gì không thưa ông?
Ông Phạm Văn Sơn: Khi mới bắt đầu triển khai đề án, chúng tôi gặp phải rất nhiều khó khăn
về kỹ thuật và nhân lực. Do lúc đó chưa thành
lập được bộ quy định kỹ thuật để phục vụ điều tra hiện trạng
trượt lở đất đá nên Viện cần sự phối hợp thực hiện đồng bộ cho tất cả các tỉnh theo kế hoạch. Đồng thời, phạm vi thực hiện điều tra hiện trạng trên 37 tỉnh miền núi Việt Nam, vì vậy cần khối lượng nhân lực rất lớn, phải phối hợp với nhiều đơn vị để cùng triển khai. Để từng bước khắc phục những khó khăn này, năm 2012, khi bắt đầu triển khai tại 2 tỉnh đầu tiên là Nghệ An và Thanh Hóa, Viện đã phối hợp với các đơn vị thuộc Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam (nay là Cục Địa chất Việt Nam và Cục Khoáng sản Việt Nam).
Ngoài ra, nhiệm vụ khảo sát thực địa chủ yếu thực hiện tại các khu vực miền núi,
nguy cơ xảy ra
trượt lở đất đá rất cao. Đây là các khu vực có nhiều yếu tố liên quan đến quá trình hình thành, phát triển của
trượt lở đất đá như độ dốc địa hình lớn, đất đá phong hóa nứt nẻ, bở rời, dễ bị mất ổn định sườn dốc do nước mặt, nước ngầm làm giảm độ gắn kết của đất đá. Chưa kể, một số khu vực chịu tác động của yếu tố dân sinh, dân cư sinh sống có
nguy cơ chịu ảnh hưởng do
trượt lở đất đá gây nên.
Vượt qua những khó khăn trên, Viện đã thực hiện thành công Đề án. Tôi cùng các cán bộ địa chất của Viện và các đơn vị phối hợp đã đưa ra được quy định kỹ thuật chung để triển khai, đồng bộ số liệu khảo sát, tổ chức các buổi hướng dẫn khảo sát, cử người phối hợp hướng dẫn thi công tới các đơn vị ngoài thực địa, hoàn thành khối lượng đặt ra đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của Đề án.
-Vậy những số liệu của Đề án đã được sử dụng vào thực tế như thế nào thưa ông?
Ông Phạm Văn Sơn: Các cán bộ của Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản cùng các đơn vị phối hợp thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường đã hướng dẫn sử dụng và chuyển giao sản phẩm của Đề án là bộ
bản đồ phân vùng cảnh báo
nguy cơ trượt lở đất đá cho 15 tỉnh và
bản đồ hiện trạng
trượt lở đất đá cho 21 tỉnh đến các cấp chính quyền địa phương, người dân.
Viện mong muốn chính quyền và người dân có thể sử dụng những
bản đồ này để phục vụ tại địa phương trong công tác
lập kế hoạch phòng chống thiên tai, giảm thiểu thiệt hại, quy hoạch và phát triển dân cư theo từng cấp quản lý, đảm bảo phát triển ổn định kinh tế - xã hội tại địa phương. Điều đáng mừng là nhiều khu vực dân cư, nhà dân được ghi nhận trong quá trình khảo sát bị ảnh hưởng, thiệt hại do
trượt lở đất đá gây ra đã được các cấp chính quyền địa phương hỗ trợ di chuyển, bố trí tái định cư để phát triển ổn định, lâu dài.
Việc bàn giao các bộ
bản đồ quý giá trên được triển khai theo từng giai đoạn. Trong các năm 2014-2021, Viện đã phối hợp chặt chẽ với các Sở, ban, ngành Trung ương và địa phương để chuyển giao và hướng dẫn quản lý, sử dụng các sản phẩm đã hoàn thành trong các năm 2012-2018 cho các địa phương tại 3 đợt Hội nghị cấp Trung ương, 6 Hội nghị cấp tỉnh và 59 Hội nghị cấp xã.
Viện cùng các đơn vị liên quan đã hướng dẫn quản lý, sử dụng cho tất cả các cán bộ được giao trực tiếp quản lý, sử dụng các sản phẩm của Đề án, hỗ trợ các địa phương sử dụng hiệu quả các bộ
bản đồ đã được chuyển giao, nâng cao khả năng cảnh báo, phòng, tránh, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai
trượt lở đất đá gây ra trong các mùa mưa bão. Các sản phẩm đã nhận được rất nhiều ý kiến đóng góp, phản hồi tích cực nhằm nâng cao chất lượng các sản phẩm, phù hợp với người sử dụng.
Ngoài ra, Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản còn đồng hành cùng địa phương trong suốt quá trình sử dụng. Điều đó thể hiện thông qua việc khi địa phương sử dụng bản đồ, có bất kỳ vấn đề gì
về kỹ thuật đều nhận được sự trợ giúp nhiệt tình từ Viện.