Trao đổi - Phản biện » Tầm nhìn
Thứ sáu, 22/11/2024, 06:01:15 AM (GMT+7)
Nặng gánh sông Hàn
(14:11:22 PM 12/03/2017)(Tin Môi Trường) - Những ngày này, Đà Nẵng vốn đã nổi tiếng bởi danh hiệu “Thành phố đáng sống” lại càng được chú ý nhiều hơn bởi sau vụ Văn phòng Thành ủy Đà Nẵng trả lại ô tô trị giá 1,3 tỉ đồng do một doanh nghiệp tặng thì đến trường hợp dự án hầm chui qua sông Hàn tạm thời chờ xem xét.
>> Phát động Giải tuyên truyền “Xây dựng Đà Nẵng – Thành phố môi trường” >> Đưa Quận Thanh Khê -Đà Nẵng trở thành “Đô thị Giảm nhựa” kiểu mẫu >> VNPT hỗ trợ thông tin liên lạc cho người dân Huế, Đà Nẵng khắc phục bão Sơn Ca >> Trường học không rác thải ở Đà Nẵng >> Tượng Phật khổng lồ giữa mỏ đá núi Phước Lý, Đà Nẵng
Cụ thể, hôm 6-3, Thủ tướng Chính phủ và các bộ - ngành hữu quan đã nghe lãnh đạo TP Đà Nẵng trình bày báo cáo chi tiết về dự án xây hầm chui qua sông Hàn với tổng vốn đầu tư 4.700 tỉ đồng, huy động từ nguồn ngân sách và khai thác quỹ đất của TP; dự kiến khởi công vào đầu năm 2018. Tại buổi làm việc, Thủ tướng yêu cầu Đà Nẵng và các bộ - ngành đánh giá lại thật kỹ quy hoạch cầu qua sông Hàn, trình Thủ tướng quyết định.
Qua quan sát từ mạng xã hội và phần ý kiến phản hồi của các báo điện tử có đăng thông tin nói trên, bên cạnh số ít tỏ ra không vui, rất nhiều người bày tỏ sự đồng tình với quyết định tạm gác dự án, thậm chí lắm người hoan hỉ. Trái ngược với giới đầu cơ nhà đất ở bờ Đông sông Hàn, nhiều người Đà Nẵng muốn dừng hẳn dự án này.
Từ đó, một lần nữa thấy rằng quyết định xây hầm chui 4.700 tỉ đồng của ban lãnh đạo đương nhiệm chưa nhận được sự đồng thuận của người dân. Rất nhiều ý kiến của người dân, chuyên gia lẫn cựu lãnh đạo TP đã được đưa ra, theo hướng không nên xây hoặc chưa nên xây vào thời điểm này, dù khá xác đáng song lãnh đạo TP vẫn bảo lưu quan điểm của mình. Nay, khi ý kiến của Thủ tướng Chính phủ đứng về phía số đông, người dân hoan nghênh là dễ hiểu.
Phải thừa nhận rằng nhờ vào sự quyết đoán của các lãnh đạo địa phương qua nhiều thời kỳ liên tục mà Đà Nẵng mới có được như hôm nay. Nhưng công bằng mà nói, trong sự thành công ấy có đóng góp rất lớn của người dân. Không ai yêu Đà Nẵng hơn người dân Đà Nẵng. Họ có lên tiếng phản biện một chủ trương, chính sách nào đó liên quan đến TP cũng chính là để tỏ bày tình yêu ấy.
Và, cũng như vậy, lãnh đạo Đà Nẵng càng phải hiểu thực tế của địa phương mình hơn bất cứ ai từ ngoài nhìn vào. Diện tích gần 1.300 km2, dân số chỉ hơn 1 triệu người, còn sông Hàn chỉ rộng từ 900-1.200 m, dài 7.200 m và đặc biệt là đã có 9 cây cầu hiện đại, kiên cố bắc qua (Thuận Phước, Sông Hàn, Rồng, Tiên Sơn, Nguyễn Văn Trỗi, Trần Thị Lý, Nguyễn Tri Phương, Cẩm Lệ, Hòa Xuân), việc xây thêm hầm chui qua sông không thể nói là không lãng phí. Khoản đầu tư 4.700 tỉ đồng khó tránh sẽ đội lên thêm do thời giá và các yếu tố thời tiết, thổ nhưỡng, hoàn toàn chưa phù hợp với một TP thu ngân sách khoảng 18.000 tỉ đồng/năm (2016) và quỹ đất chẳng còn là bao, lại phải trả nợ vay phát hành trái phiếu địa phương như Đà Nẵng.
Cũng khó đem lý do “tầm nhìn” để bảo vệ cho dự án này bởi theo quy hoạch đến năm 2030, dân số Đà Nẵng cũng chỉ 2,5 triệu người. Lưu lượng giao thông từ phía bờ Đông sang bên bờ Tây sông Hàn còn khiêm tốn, hướng ngược lại cũng như thế, lẽ nào sử dụng tới 9 cây cầu và 1 hầm chui chỉ để qua Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn tắm biển, ngắm mây... rồi về!?
Nói chung, hiện đại hóa đô thị luôn cần thiết đối với mọi TP nhưng với Đà Nẵng, đánh đổi tới 1/4 tổng thu ngân sách vào lúc này là chưa nên. Chưa có hầm chui, Đà Nẵng vẫn đáng sống, vẫn là trung tâm của miền Trung và Tây Nguyên rồi. Có thêm hầm chui, bộ mặt đô thị có thể tinh tươm nhưng đời sống người dân chưa chắc khá hơn bởi gánh nặng thuế má, nợ nần. Sự thịnh vượng phải cân đong đo đếm được bằng những con số chứ không phải bằng cảm nhận chủ quan. Chẳng ai muốn phồn vinh giả tạo cả!.
An Quý/NLĐ
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
- Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
- Cứu cây xanh
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn đề cao công tác bảo vệ môi trường cho thế hệ mai sau
- Phát biểu của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tại Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2024
- Đồng bằng sông Cửu Long "thuận thiên" để phát triển bền vững
- Có rừng là có tín chỉ carbon?
- Nói phét dễ vậy sao?
- Ý nghĩa của hoạt động Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.