Trao đổi - Phản biện » Tầm nhìn
Thứ bảy, 18/01/2025, 13:20:23 PM (GMT+7)
"Luật hóa" chống rác thải nhựa
(15:35:36 PM 07/07/2019)(Tin Môi Trường) - Xu hướng giảm rác thải nhựa, bao bì nilông ở Việt Nam đang có những tín hiệu tích cực, khi nhiều doanh nghiệp và cơ quan nhà nước cùng thực hiện.
>> Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa >> VACNE phối hợp tổ chức tập huấn cho các thầy cô vùng duyên hải Bắc bộ về giáo dục môi trường, giảm rác thải nhựa đại dương >> Đổi nhựa lấy quà, và sau đó? >> Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ >> Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
Một thùng rác ngập đầy ly và ống hút nhựa trên đường Phạm Ngọc Thạch, P.6, Q.3, TP.HCM - Ảnh: THANH YẾN
Song, để có những thay đổi mạnh mẽ, đã đến lúc phải có sự ràng buộc bằng những quy định của pháp luật, thay vì tự nguyện hành động như một phong trào.
Không phải ngẫu nhiên mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhắc đến vấn đề rác thải nhựa đại dương ở Hội nghị thượng đỉnh G20 lẫn trong cuộc họp với 63 tỉnh thành ngày 4-7. Bởi lẽ Việt Nam đẩy mạnh phát triển kinh tế biển, du lịch biển, nhưng lại là 1 trong 5 nước dẫn đầu trên toàn cầu về lượng rác thải nhựa đổ ra đại dương, tương đương 280.000 tấn/năm.
Đó là một con số khổng lồ, phản ánh sự "phóng khoáng" của người Việt trong sản xuất, tiêu dùng các loại đồ nhựa xài một lần như ly nhựa, ống hút, hộp xốp, bao bì nilông... Từ hàng quán vỉa hè, cửa hàng tiện lợi đến các chuỗi đồ uống, thức ăn, siêu thị, chợ, trung tâm thương mại đều "thả ga" dùng đồ nhựa bởi sự tiện lợi và giá rẻ mạt.
Người tiêu dùng cũng chủ động chọn các sản phẩm này, bởi dùng một lần và vứt đi quá đơn giản. Chưa cần rác nhựa này ra tới đại dương, chỉ cần chui xuống lòng cống ở TP.HCM sẽ thấy mức độ khủng khiếp khi chúng ken đặc cả cống.
Do đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh yếu tố môi trường trong "kiềng ba chân" phát triển bền vững của Việt Nam là kinh tế - xã hội - môi trường và đặt vấn đề với Bộ Tài nguyên - môi trường là đã đến lúc Việt Nam phải có thể chế với vấn nạn rác thải nhựa.
Không đơn thuần phát động phong trào, làm nửa vời, mà phải có chế tài rõ ràng, có chính sách thuế phù hợp với những công ty nhập khẩu, sản xuất nhựa không thể tái chế cũng như giải quyết công ăn việc làm cho nhân công ở những cơ sở sản xuất nhựa.
Một thương hiệu nhượng quyền trong ngành thức uống ở Việt Nam quyết định loại bỏ ống hút nhựa bằng ống hút sinh học, và hướng đến thay thế ly nhựa, do nơi khai sinh thương hiệu này (Đài Loan) đã ban hành luật, cấm tiệt cơ sở kinh doanh bán ống hút nhựa kể từ ngày 1-7.
Một thương hiệu cà phê Việt khác cũng đặt mua tiêu dùng 100% các sản phẩm có thể tái chế trong 2 năm tới.
Trong khi đó, rất nhiều doanh nghiệp vẫn đứng ngoài "cuộc chơi" khi không cam kết cũng chẳng hành động. Nếu chờ phản ứng từ khách hàng cũng không thể ngày một ngày hai.
Trong khu vực, Thái Lan đã đặt mục tiêu giảm và cấm một số loại sản phẩm nhựa kể từ năm 2022. Trên thế giới đã có 80 quốc gia cũng ra lệnh cấm tương tự. Như ở New Zealand, luật cấm túi nhựa dùng một lần có hiệu lực từ ngày 1-7 được người dân ủng hộ, chấp hành dù phần đông dân số ở đây đã rất ý thức bảo vệ môi trường khi chưa có luật.
NGỌC HIỂN
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
- Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
- Cứu cây xanh
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn đề cao công tác bảo vệ môi trường cho thế hệ mai sau
- Phát biểu của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tại Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2024
- Đồng bằng sông Cửu Long "thuận thiên" để phát triển bền vững
- Có rừng là có tín chỉ carbon?
- Nói phét dễ vậy sao?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.