Trao đổi - Phản biện » Tầm nhìn
Lo sợ về những quả “bom” môi trường gây ô nhiễm
(16:07:47 PM 24/07/2015)Ảnh minh họa: IE
Trong chiến tranh, nhân dân ta đã không hề nao núng dù trung bình mỗi đầu người phải hứng chịu 500kg bom Mỹ; thế nhưng trong thời bình này ta lại đang phải lo sợ về những quả “bom” môi trường ô nhiễm, dù số lượng mới chỉ là gần “1 quả bom/100 đầu người”.
Phải chăng – vì thế mà gần đây Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang đã nói về tình trạng ô nhiễm môi trường bằng cụm từ “nổi cộm” trong số hàng loạt vấn đề (Nguồn: Báo cáo Môi trường Quốc gia năm 2014, công bố ngày 14/6/2015).
Nhìn thực trạng khác nào “bom” trong thời bình
Theo ước tính, từ nông thôn ra thành thị, từ “dưới đất lên trên trời”, hiện nay có đến hàng triệu “quả bom”, với đủ các thể loại; mà dư luận lâu nay gắn cho các mỹ từ như: bom nước, bom hóa chất, bom bùn đỏ… Tính ra, cứ 100 người thì “chia nhau một quả” chứ ít gì đâu!
Bắt đầu từ khu vực nông nghiệp – nông thôn, toàn quốc có trên 1.153 điểm ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu, bao gồm 289 kho lưu giữ và 864 khu vực ở 39 tỉnh/thành khắp cả Nước (Theo TS. Dương Hoàng Tùng - Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường). Mỗi điểm này là một kho “bom” vì chúng lưu giữ khoảng 217 tấn dạng bột, 37.000 lít dạng lỏng và 29 tấn vỏ bao bì hóa chất bảo vệ thực vật; với những loại rất độc hại như: DDT, Lindan, 666, Volphatoc, Vinizeb, Echo, Xibuta, Kayazinno, Hinossan, Viben-C...
Ở khu vực trung du và miền núi, hiện nay đang treo lơ lửng 6.648 hồ chứa thủy lợi với tổng dung tích khoảng 11 tỷ m3. Trong số này, có khoảng 1.150 hồ chứa bị hư hỏng xuống cấp trầm trọng – tạo ra những “quả bom nước” mà dư luận lâu nay vẫn sốt xình xịch mỗi độ mùa mưa lũ về.
Rồi nơi đô thị cũng vậy, hàng triệu “bom nước” khác, đó là các bình nước treo lơ lửng trên các công trình, nhà xây dựng dân dụng. Xen lẫn trong 758 đô thị của cả Nước là khoảng 800.000 cơ sở sản xuất công nghiệp; hầu hết đều chứa đựng nguy cơ ô nhiễm về hóa chất, nguồn nước, thậm chí là cháy nổ mà dư luận vẫn ví là những “quả bom nổ chậm”.
Chính vì thế, gần đây, xảy ra hàng loạt những nỗi lo về tro xỉ, kim loại nặng, mưa a xít, như: về Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2; nổ “bom” hóa chất kinh hoàng lúc 16 giờ chiều ngày 17-10/2014 ở TP Hồ Chí Minh làm 3 người chết, 4 người bị thương...
Nhìn sâu hơn, việc khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên dường như là nguồn gốc cốt lõi sinh ra mưa “bom” đó. Nổi cộm như: trong chục năm qua đã diễn ra 12 vụ mất nguồn phóng xạ, kể từ vụ đầu tiền (Ngày 23/12/2003, mất hộp chứa nguồn phóng xạ Cesium Cs-137 thuộc Công ty cổ phần Xi măng Việt Trung ở Hà Nam), và gần đây nhất là vụ mất nguồn phóng xạ ở Nhà máy thép Pomina 3 ở Bà Rịa-Vũng Tàu; bùn đỏ ở hai dự án bauxite của Tây Nguyên là Tân Rai và Nhân Cơ Tây, nó được ví là những “quả bom bùn” có sức tàn phá khó lường nếu có sự cố xấu xảy ra cho các hồ chứa bùn đó.
Chủ trương- chính sách: không thiếu
Thời chiến tranh, Đảng và Chính phủ đã có những chủ trương, quyết sách phù hợp để “chiến thắng” với mọi loại bom đạn. Hơn 20 năm qua - trong công cuộc xây dựng đất nước và bảo vệ môi trường – cũng vậy, Đảng ta đã có nhiều chủ trương sáng suốt, và Chính phủ cũng không thiếu những kế hoạch, hành động để đưa đất nước tiến lên.
Theo thống kê của Ban Kinh tế Trung ương, hai mươi năm qua, Trung ương Đảng đã ban hành 6 văn kiện chuyên đề về bảo vệ môi trường, bắt đầu từ Chỉ thị số 187-CT (năm 1991), đến gần nhất là Nghị quyết số số 24-NQ/TW (năm 2013). Một cách song hành, Luật chuyên về Môi trường cũng đã qua 3 kỳ sửa đổi – bổ sung; Chính phủ đã cụ thể hóa thành 36 nghị định và 46 văn bản chiến lược.
Như vậy, tính ra, trung bình cứ 5 năm có một nghị quyết của Trung ương Đảng, 7 năm có một lần sửa lại Luật môi trường; một năm có hơn 2 nghị định và gần 3 văn bản chiến lược của Chính phủ.
Rồi hiện nay, Chính phủ đã có cả một hệ thống cơ quan chuyên môn về lĩnh vực môi trường cũng rất đầy đủ và chất lượng. Trong số 12 bộ ngành liên quan, có đến 14 cơ quan tương đương cấp Vụ/Viện chuyên về “quản lý nhà nước trong lĩnh vực môi trường”. Ấy là chưa kể, Bộ Tài nguyên và Môi trường có hẳn một tổng cục - Tổng cục môi trường, với 18 đơn vị trực thuộc – cấp Cục/Vụ/Viện và tương đương. Ở địa phương, 63 tỉnh/thành đều có đồng thời Sở Tài Nguyên và Môi trường, và Chi cục Bảo vệ Môi trường.
Vậy chăng - dấu hỏi ở đây là việc thực thi – “hiệu lực/hiệu quả” ở các cấp là có vấn đề, nên mới có thực trạng “bom” ô nhiễm môi trường vẫn “nở rộ” như vậy!
Phải chăng đây là lúc chúng ta phải “rung chuông” - cảnh báo, trong lúc nỗi lo về bom mìn chiến tranh chống Mỹ còn dài lâu thì cần làm nhiều hơn nữa để không tạo thêm “bom” ô nhiễm môi trường. Nên biết rằng, nhiều bản báo cáo đã chỉ ra: phải hơn 300 năm nữa mới có thể dọn sạch 6,6 triệu ha đất (hơn 20% diện tích đất toàn quốc) còn ô nhiễm bom Mỹ ở Việt Nam, dù gần 40 năm qua, hậu quả của loại bom này đã làm 104.000 nghìn người thương vong.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
- Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
- Cứu cây xanh
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn đề cao công tác bảo vệ môi trường cho thế hệ mai sau
- Phát biểu của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tại Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2024
- Đồng bằng sông Cửu Long "thuận thiên" để phát triển bền vững
- Có rừng là có tín chỉ carbon?
- Nói phét dễ vậy sao?
- Ý nghĩa của hoạt động Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.