Trao đổi - Phản biện » Tầm nhìn
Làm gì cho diêm dân cứu lấy nghề muối
(08:47:35 AM 18/03/2013)Hình ảnh minh họa
Năm nay, do mưa xuất hiện bất ngờ vào ban đêm nên bà con ở đây không kịp trở tay. Đợt mưa này, Bạc Liêu mất khoảng 60% lượng muối. Trên các đồng muối xác xơ, diêm dân đang gắng sức cải tạo lại đồng.
Ông Trần Văn Thảo, diêm dân ấp Vĩnh Hòa (xã Vĩnh Thịnh), than thở: “Nghề muối phụ thuộc vào ông trời nhiều lắm. Nếu thời tiết tốt, nắng, nhiệt độ cao, thì không chỉ trúng mùa mà hạt muối làm ra còn rất đẹp. Nếu thời tiết cứ ẩm thấp, mưa gió thất thường, thì mình thất thu bởi chất lượng hạt muối không cao, bán không được giá. Đợt mưa vừa qua, tôi chỉ thu hoạch được 0,8/2,8 ha muối, mất trắng 2 ha. Tôi như vậy là còn may, nhiều hộ khác phải trắng tay, không thu được hạt muối nào”.
Người làm muối không chỉ đối mặt với thời tiết, mà còn phải giải quyết khó khăn đầu ra cho hạt muối. Ngoài “ông trời”, diêm dân còn phụ thuộc vào thương lái. Vất vả hàng tháng trời làm ra hạt muối, bà con chỉ mong bán được giá, vậy mà năm nào cũng bị thương lái ép giá.
Việc thu mua muối của diêm dân phần lớn phụ thuộc vào thương lái hay phải thông qua các điểm thu mua đầu mối. Thông thường, muối thu mua tại ruộng rẻ hơn từ 2.000 - 3.000 đồng/giạ (giạ 15 kg) so với bán trực tiếp cho các công ty. Dù biết bị ép giá, nhưng diêm dân vẫn phải bán. Ông Hứa Văn Niên, diêm dân ở ấp Vĩnh Mới (xã Vĩnh Thịnh) nói: “Những diêm dân có diện tích làm muối nhiều, có vốn thì có điều kiện vựa muối lại để chờ giá cao mới bán. Còn những người có diện tích sản xuất nhỏ, phải vay mượn tiền đầu tư thì dù giá muối có thấp cũng phải bán để trang trải chi phí. Dựa vào khó khăn này mà các thương lái thay nhau ép giá”. Đó là chưa kể mỗi khi thu hoạch rộ là muối “bỗng dưng mất giá” mà không rõ nguyên nhân. Từ đầu năm đến nay, giá muối đã nhiều lần giảm, hiện giá chỉ còn từ 1.100 - 1.200 đồng/kg đối với muối đen và từ 1.500 - 1.600 đồng/kg đối với muối trắng, giảm so với thời điểm tháng 1/2013 từ 1.000 - 1.200 đồng/kg.
Diện tích sản xuất muối năm nay của Bạc Liêu giảm hơn 400 ha so với vụ muối năm 2012, chỉ còn hơn 2.668 ha; đặc biệt, muối trải bạt, muối trắng chất lượng cao hiện chưa đến 100 ha. Nguyên nhân là do diêm dân không có vốn để thực hiện mô hình sản xuất này. Trong khi Ngân hàng không còn ''ngó ngàng'' đến nghề muối, dù biết sản xuất muối theo mô hình trải bạt là ''tối ưu'', năng suất cao, bán có giá, nhưng đa số diêm dân đành bó tay.
Nghề làm muối lắm rủi ro, song với diêm dân đó là “cái nghiệp” đã trót mang. Gương mặt ướt đẫm mồ hôi, chị Tư - diêm dân ở xã Điền Hải (huyện Đông Hải), đang cố tận thu những hạt muối còn sót lại trên đồng sau những trận mưa trái mùa. Chị Tư bộc bạch: “Của đổ thì hốt chứ bỏ tội lắm! Hơn nữa, nghề muối là nghề của ông bà để lại, nên dù có vất vả đến mấy mình cũng phải gìn giữ”. Còn ông Ngô Văn Dứt, diêm dân ấp Vĩnh Hòa, cho rằng: “Đã chọn cái nghề này, thì coi như mình chấp nhận phơi nắng cùng hạt muối. Vất vả mấy chúng tôi cũng chịu được. Những năm gần đây, do mưa gió thất thường, giá muối thấp, người làm muối nhiều lúc trắng tay. Tôi đã làm nghề này hơn 30 năm chẳng qua chỉ vì yêu nghề, chứ thu nhập từ hạt muối mang lại chẳng là bao”.
Tình yêu của diêm dân đối với hạt muối là thế, nhưng không biết tình yêu đó có mãi vững bền khi sự nghiệt ngã của thiên tai, thị trường cứ thay nhau đẩy diêm dân vào cảnh khó khăn. Muối Bạc Liêu đã có thương hiệu và nổi tiếng từ xa xưa, sao diêm dân vẫn nghèo? Muối sản xuất ra nằm đầy đồng, nhưng ngành quản lý vẫn thông báo Việt Nam nhập khẩu muối?
Thực tế, không phải là không có lối ra cho nghề muối. Nếu ngành quản lý có quyết tâm vì diêm dân, thì nên kiên trì thực hiện vận động diêm dân liên kết làm ăn theo mô hình tập thể, để có được tư cách pháp nhân, để có thể vay vốn ngân hàng tổ chức lại sản xuất theo mô hình làm muối trải bạt tiên tiến; vận động, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân xây kho chứa muối. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu, cập nhật lịch thời tiết cho bà con cũng rất quan trọng...
Được ngành chức năng hỗ trợ kịp thời khắc phục thiệt hại do đợt mưa trái mùa sau Tết Nguyên Đán vừa qua, diêm dân Bạc Liêu đã ổn định lại sản xuất; tuy nhiên họ lại tiếp tục với nỗi lo mới, muối rớt giá.
Thực hiện chính sách hỗ trợ diêm dân bị thiệt hại là cần thiết, nhưng đây cũng chỉ là những giải pháp mang tính tạm thời, chưa bền vững khi sản xuất muối hiện nay vẫn gặp khó từ đầu vào đến đầu ra. Đã đến lúc cần có những giải pháp căn cơ đối với nghề muối ở Bạc Liêu.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
- Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
- Cứu cây xanh
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn đề cao công tác bảo vệ môi trường cho thế hệ mai sau
- Phát biểu của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tại Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2024
- Đồng bằng sông Cửu Long "thuận thiên" để phát triển bền vững
- Có rừng là có tín chỉ carbon?
- Nói phét dễ vậy sao?
- Ý nghĩa của hoạt động Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.