Trao đổi - Phản biện » Tầm nhìn
Hà Nội nhiều núi lửa là đằng khác
(10:39:54 AM 08/09/2012)Theo TSĐC Ngô Quang Toản, Tam Đảo là dấu tích của núi lửa từ hơn 100 triệu năm trước, Ba Vì là dấu tích của núi lửa của khoảng 250 triệu năm trước. “Còn nếu xét về diện tích hành chính thì có đến 1/2 diện tích huyện Ba Vì là của Hà Nội là núi lửa trước đây, một phần diện tích của Chương Mỹ, Thạch Thất cũng là núi lửa cũ”.
“Mũi khoan đánh số T1vn được dẫn chứng ra theo Bản đồ địa chất tờ Hà Nội-Liên đoàn Bản đồ địa chất năm 2000 là bằng chứng xác thực nhất về núi lửa cổ. T1vn là hệ tầng Viên Nam, là bằng chứng của phun trào núi lửa cổ”, ông nhấn mạnh.
|
Lỗ khoan ký hiệu T1vn tại ngã ba Ba La (Hà Đông) gây chú ý |
Về ý kiến thắc mắc sao núi lửa lại ở dưới thấp, ở đồng bằng, TSĐC Ngô Quang Toản cho biết “cần phải hiểu đó là núi lửa từ rất lâu rồi. Có hai dạng núi lửa. Núi lửa dương là loại núi lửa lộ trên mặt địa hình hiện tại. Núi lửa âm là loại nằm dưới mặt địa hình hiện tại”.
“Đối với Hà Nội, do ảnh hưởng của bào mòn, bồi lấp sông hồ nên những vết tích núi lửa bị xóa nhòa. Thêm nữa quá trình tạo sơn đã nâng nhiều vùng đất lên hơn 1000m cho nên vết tích núi lửa không còn rõ ràng. Ngay cả các họng núi lửa cổ qua thời gian có thể nói là đã bị lấp đầy. Việc đổ lỗi sụt lún cho họng núi lửa là rất buồn cười”, TSĐC Ngô Quang Toản nói lại chuyện “hố tử thần” Lê Văn Lương.
Trao đổi với PV về khả năng hoạt động trở lại của núi lửa cổ ở Hà Nội, TSĐC Ngô Quang Toản khẳng định: “Không ai có thể biết, không ai có thể khẳng định được nó có hoạt động trở lại hay không. Chúng ta chỉ có thể biết chắc chắn có những núi lửa cổ tại Hà Nội đã nguội và khả năng phun trào trở lại là vô cùng thấp”.
“Việc núi lửa hoạt động chủ yếu phải gắn với hai yếu tố: các vành đai đang hoạt động hoặc các đứt gãy lớn. Đó là các đới xung yếu nảy sinh do các mảng lục địa va chạm nhau. Còn đối với Hà Nội, các địa tầng tương đối ổn định và yên tĩnh”.
Về những trận động đất gần đây tại Hà Nội, TSĐC Ngô Quang Toản cho biết “nó không liên quan đến núi lửa mà là ảnh hưởng của các hoạt động kiến tạo của các đứt gãy như Tây Bắc là một ví dụ. Hà Nội cũng đã từng có những trận động đất mạnh đến xấp xỉ 6 độ Richter. Lâu lắm rồi, khoảng năm 1961 - 1963 Hà Nội đã từng chịu trận động đất lớn đế mức bát đũa trên giá rơi xuống đất vỡ tan tành và người dân phải chạy hết ra khỏi nhà”.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
- Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
- Cứu cây xanh
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn đề cao công tác bảo vệ môi trường cho thế hệ mai sau
- Phát biểu của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tại Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2024
- Đồng bằng sông Cửu Long "thuận thiên" để phát triển bền vững
- Có rừng là có tín chỉ carbon?
- Nói phét dễ vậy sao?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.