“Mũi khoan đánh số T1vn được dẫn chứng ra theo Bản đồ địa chất tờ Hà Nội-Liên đoàn Bản đồ địa chất năm 2000 là bằng chứng xác thực nhất về núi lửa cổ. T1vn là hệ tầng Viên Nam, là bằng chứng của phun trào núi lửa cổ”, ông nhấn mạnh.
|
Lỗ khoan ký hiệu T1vn tại ngã ba Ba La (Hà Đông) gây chú ý |
Về ý kiến thắc mắc sao núi lửa lại ở dưới thấp, ở đồng bằng, TSĐC Ngô Quang Toản cho biết “cần phải hiểu đó là núi lửa từ rất lâu rồi. Có hai dạng núi lửa. Núi lửa dương là loại núi lửa lộ trên mặt địa hình hiện tại. Núi lửa âm là loại nằm dưới mặt địa hình hiện tại”.
“Đối với Hà Nội, do ảnh hưởng của bào mòn, bồi lấp sông hồ nên những vết tích núi lửa bị xóa nhòa. Thêm nữa quá trình tạo sơn đã nâng nhiều vùng đất lên hơn 1000m cho nên vết tích núi lửa không còn rõ ràng. Ngay cả các họng núi lửa cổ qua thời gian có thể nói là đã bị lấp đầy. Việc đổ lỗi sụt lún cho họng núi lửa là rất buồn cười”, TSĐC Ngô Quang Toản nói lại chuyện “hố tử thần” Lê Văn Lương.
Trao đổi với PV về khả năng hoạt động trở lại của núi lửa cổ ở Hà Nội, TSĐC Ngô Quang Toản khẳng định: “Không ai có thể biết, không ai có thể khẳng định được nó có hoạt động trở lại hay không. Chúng ta chỉ có thể biết chắc chắn có những núi lửa cổ tại Hà Nội đã nguội và khả năng phun trào trở lại là vô cùng thấp”.
“Việc núi lửa hoạt động chủ yếu phải gắn với hai yếu tố: các vành đai đang hoạt động hoặc các đứt gãy lớn. Đó là các đới xung yếu nảy sinh do các mảng lục địa va chạm nhau. Còn đối với Hà Nội, các địa tầng tương đối ổn định và yên tĩnh”.