Trao đổi - Phản biện » Tầm nhìn
Đừng giết sông rạch rồi hối hận
(18:15:48 PM 23/10/2015)Dự án lấp sông Đồng Nai của Toàn Thịnh Phát - Ảnh: TL
Gần đây nữa, chỉ từ đầu tháng 9 đổ lại, Hà Nội và nhiều đô thị khác từ bắc vào nam như Vinh, Biên Hòa, Vũng Tàu cho đến TP đồi núi như Đà Lạt... đều rơi vào cảnh nhiều khu phố bị ngập lụt do mưa lớn dài ngày. Nước lút bánh xe máy và ô tô. Thủ phạm lại được chỉ ra là biến đổi khí hậu đến nhanh hơn ta dự báo.
Nói vậy thôi chứ chắc chắn ai cũng biết cảnh ngập lụt thường xuyên do mưa lớn gây ra ở hầu hết các đô thị lớn nhỏ của VN có 2 nguyên nhân chính. Thứ nhất là con người đã vì cạn nghĩ hoặc vì lợi nhuận mà phá đi nhiều không gian đất mặt nước được hình thành từ ngàn xưa để lại. Nước lụt tới mà không còn những túi đựng nước tự nhiên để trữ nước. Kể cả khi không có những bất thường về khí hậu làm mưa nhiều hơn thì với cách làm “hủy diệt” đất mặt nước như vậy cũng làm cho các đô thị ứ nước mưa. Thứ hai, đúng là do biến đổi khí hậu tới quá nhanh, không phải tới trước bằng đường “nước biển dâng” như ta vẫn nghĩ, mà lại tới bằng đường nước mưa từ trên trời xuống với tần suất cao hơn, lượng mưa nhiều hơn và chế độ mưa bất thường hơn.
Nguyên nhân thứ nhất nêu trên thật là đáng trách vì không phải do ngoại cảnh, mà do chính chúng ta, trong đó có người quản lý các cấp và có người dân. Nước ta rất mạnh dùng quy hoạch để quản lý, một tư duy quản lý để lại từ thời kỳ bao cấp. Ấy thế mà quy hoạch lại không có tầm nhìn dài hạn về bảo vệ đất có mặt nước đô thị nhằm mục đích trữ nước úng ngập khi mưa to. Chỉ vì đất có mặt nước thường là đất công, giá rẻ, không cần bồi thường nên hay được các nhà quản lý đô thị “động viên” vào mục đích phát triển bất động sản hay chỉnh trang hạ tầng đô thị. Rất nhiều sông, hồ đô thị đã bị lấp hoặc che bề mặt để xây nhà ở, làm trung tâm thương mại, làm đường đi lại... Dự án bất động sản lấp một phần sông Đồng Nai tại TP.Biên Hòa đã bị báo chí lên tiếng là một ví dụ.
Nguyên nhân thứ hai gây úng lụt đô thị cũng có một phần đáng trách. Biến đổi khí hậu đến từ biển hay từ trời là điều mà các cơ quan quản lý phải đưa ra cảnh báo trước và phổ biến phương thức hợp lý để con người sớm thích nghi với biến đổi khí hậu. Cách thích nghi tốt nhất là tìm cách khôi phục lại những không gian đất mặt nước đã mất và mở rộng không gian đất mặt nước để tăng tiềm trữ nước mưa, nước lụt.
Vừa qua, lãnh đạo TP.HCM đã quyết định chi tới 2.000 tỉ đồng để khôi phục kênh Hàng Bàng đã bị lấp từng đoạn vào 15 năm trước đây. Chắc chắn khi lấp kênh, người ta chỉ cần chi ra vài chục tỉ đồng. Nhưng khi quyết định hồi sinh lại con kênh thì phải chi tới mức vài nghìn tỉ. Sự vay mượn của tự nhiên luôn là vay nặng lãi.
Mới đây, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã yêu cầu Bộ TN-MT chỉ đạo UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức đánh giá lại tác động của dự án lấn sông Đồng Nai tại Biên Hòa sao cho đúng và khách quan, từ đó làm cơ sở quyết định “số phận” dự án này. Chỉ đạo này cho thấy sự thận trọng của Chính phủ liên quan đến sử dụng đất mặt nước. Hy vọng, quyết định cuối cùng về dự án gây bức xúc dư luận này sẽ không để rơi vào tình trạng phải “vay nặng lãi thiên nhiên” giống như kênh Hàng Bàng.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
- Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
- Cứu cây xanh
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn đề cao công tác bảo vệ môi trường cho thế hệ mai sau
- Phát biểu của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tại Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2024
- Đồng bằng sông Cửu Long "thuận thiên" để phát triển bền vững
- Có rừng là có tín chỉ carbon?
- Nói phét dễ vậy sao?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.