Di sản xanh » Văn hóa
Thứ bảy, 18/01/2025, 13:12:34 PM (GMT+7)
Tết Đoan Ngọ: Vì sao lại rơi vào ngày mùng 5 tháng 5?
(08:31:01 AM 25/06/2020)(Tin Môi Trường) - Người Việt thường gọi tết Đoan Ngọ là tết ‘diệt sâu bọ’ vì tin rằng trong hệ tiêu hóa của con người thường có sâu bọ, ảnh hưởng tới sức khỏe. Hằng năm, chỉ có đúng ngày mùng 5 tháng 5 là cơ hội để trừ khử.
>> Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân >> Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc >> Vì sao ngày nào cũng báo không khí lạnh mà trời vẫn "nắng chang chang"? >> Trao giải cuộc thi thiết kế logo Ngày vì nạn nhân chất độc da cam (10-8) >> Việt Nam, Nhật Bản cùng dự báo ngày 17-9 áp thấp nhiệt đới có thể vào Biển Đông thành bão số 4
Bánh tro là loại bánh được nhiều người tìm mua để cúng tết Đoan Ngọ- ẢNH: ĐỘC LẬP
Vì sao là ngày mùng 5 tháng 5?
Tết Đoan Ngọ, hay dân gian quen gọi là tết diệt sâu bọ, tết nửa năm... rơi vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch hằng năm. Vì sao lại như vậy?
Trong các bộ môn Lý học Đông phương cổ, nền tảng chính là Hà Đồ và Lạc thư, và Hà Đồ phối hậu thiên Lạc Việt.
Theo đó, tháng 3 là tháng Thìn - Rồng biểu tượng của Vương quyền chính là tháng thứ 5 kể từ tháng Tý (Tháng Tý là tháng 11 âm, sau đó tới tháng Chạp, Giêng, tháng hai). Đây là biểu tượng của 5 vòng tròn trắng ở trung tâm Hà Đồ thuộc Dương (Tháng có trước thuộc Dương). Ngày là con của tháng thuộc Âm, nên chọn ngày mùng 10. Đó đó chính là biểu tượng của 10 vòng tròn đen thuộc Âm trên Hà đồ. Cho nên ông cha ta chọn biểu tượng của ngày giỗ Tổ là mùng 10 tháng 3.
Ngày mùng 5 tháng 5 chính là biểu tượng của hai dãy mỗi dẫy 5 vòng tròn đen ở trung tâm Hà Đồ. Tháng 5 là tháng Ngọ (Đoan là bắt đầu nên có tên là Đoan Ngọ) và tiết khí là Hạ Chí, nhưng là ngày cực âm khi vạn vật quay về Thổ trung cung - đó chính là số 5. Vậy nên, đây chính là ngày mang tính biểu tượng của ngày giỗ Quốc Mẫu Âu Cơ.
Ngày nay nhiều người vẫn còn giữ phong tục mua lá xông về để xông cho các thành viên trong gia đình vào dịp này -ẢNH: ĐỘC LẬP
Tháng Ngọ cũng chính là giữa năm (Ngọ luôn là biểu tượng chính giữa) cho nên cũng được gọi là Tết giữa năm, nhưng ý nghĩa quan trọng chính là biểu tượng của ngày Giỗ Quốc Mẫu Âu Cơ.
Trong ngày Lễ Tết này theo truyền thống của dân tộc Việt, cũng như các tết khác, người dân ăn tết Đoan Ngọ bằng sự cúng lễ.
Tại các làng xã có lễ thần tại đình, đền; ở thôn, xóm có cúng tại miếu.Gia đình thì làm lễ cúng tổ tiên và Thổ công. Lễ vật cúng là rượu nếp, trái cây. Cúng xong thì ăn, không ai mang đổ xuống sông như tục bên Trung Quốc.
Ở nhà thì chúng ta thường thắp hương trên ban thờ Tổ tiên gồm hoa quả, bánh tro (bánh gio), rượu nếp - đặc sản của văn minh lúa nước. Do biểu tượng là ngày Cực Âm trong tiết Hạ chí (cực nóng) nên đồ ăn đều là đồ nguội, lạnh mang tính hàn. Hoa quả được chọn có hình tròn như vải, mận (miền Nam gọi là mận bắc), hạt sen (làm chè).
Cũng chính vì điều đó, ông cha ta gọi ngày này là ngày giết sâu bọ bởi tiết Hạ Chí chính là tiết để gieo hạt vụ mùa hè thu. Giết sâu bọ bằng biểu tượng hình Kim cũng là để chuẩn bị cho một vụ mùa không có sâu bệnh, hướng tới một vụ mùa bội thu.
Có nguồn gốc Trung Quốc?
Tết Đoan Ngọ có ở nhiều nước Châu Á và đặc biệt quan trọng đối với Việt Nam của chúng ta. Ca dao của người Việt có câu: Tháng Năm ngày tết Đoan Dương/ Là ngày giỗ Mẹ Việt Thường Văn Lang.
Ngày giỗ Mẹ Việt Thường tức Quốc Mẫu Âu Cơ là một ngày vô cùng quan trọng trong đời sống văn hóa tâm linh của mỗi người dân Việt. Do vậy, ngoài ngày giỗ Quốc Tổ mùng 10 tháng 3 thì ngày giỗ Quốc Mẫu cũng vô cùng quan trọng.
Người ta còn ăn cơm rượu vào ngày mùng 5 tháng 5 với niềm tin rằng sẽ giết chết được những loại ký sinh trùng trong cơ thể -ẢNH: ĐỘC LẬP
Ý nghĩa quan trọng của ngày tết Đoan Ngọ hoàn toàn khác xa với ý nghĩa về tết này của người Trung hoa với tích về ông Khuất Nguyên nước Sở cuối thời chiến quốc. Hầu hết các học giả thời đó cho rằng nguồn gốc của lễ tiết này là sự tưởng niệm thi hào nổi tiếng của nước Sở là ông Khuất Nguyên thế nhưng các sử gia Trung Quốc lúc bấy giờ không hề đưa ra được những tư liệu cụ thể để chứng minh cho “sự liên quan” này.
Ngay trong “Sử ký” của Tư Mã Thiên (145 - 86 TCN), tác phẩm được coi là thành tựu sớm nhất, ghi chép đầy đủ nhất về lịch sử Trung Quốc cổ đại (suốt 2000 năm từ thời Hoàng Đế đến đời Hán Vũ Đế), cũng hoàn toàn không xác định được rõ thời gian tự trầm của Khuất Nguyên là vào ngày, tháng nào.
Những ghi chép của Tư Mã Thiên trong “Khuất Nguyên liệt truyện” (Sử ký) chỉ là những tư liệu được thu thập từ trong dân gian. Như vậy, theo hai truyền thuyết trên thì mùng 5 tháng 5, tết Đoan Ngọ có nguồn gốc từ văn hóa Trung Hoa là rất mù mờ và thiếu cơ sở.
(TNO)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân
- Đào Đức Hiếu: Người mang trà Việt vươn tầm quốc tế
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng”
- Làng Vạn Lộc tổ chức Lễ đón nhận Cây di sản Việt Nam vào đúng ngày Quốc khánh 2/9
- Ký ức quê hương:Đêm nhạc cảm xúc với tinh thần "Xanh"
- Hoa hậu Lương Thùy Linh cùng 4 đại sứ nhí sẽ góp mặt trong chương trình “Vì môi trường xanh Quốc Gia 2024”
- Hoa hậu Lương Thùy Linh làm Đại sứ Chương trình "Vì Môi trường xanh Quốc gia 2024"
- Bản đồ Việt Nam kết từ 5.000 chậu sen, lớn nhất từ trước đến nay
- Cuộc thi Hoa hậu Doanh nhân thế giới người Việt lần VII - 2024 sẽ được tổ chức tại Thái Lan
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024"
(Tin Môi Trường) - Bức ảnh "Voọc mũi hếch" của tác giả Chúng Văn Thành (Hà Giang) đã giành giải nhất cuộc thi ảnh "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024".
Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới
(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...
Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt
(Tin Môi Trường) - Di tích lịch sử mộ và khu lưu niệm Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (xã Sơn Trung, H.Hương Sơn, Hà Tĩnh) vừa được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt.