Trao đổi - Phản biện » Tầm nhìn
Điện hạt nhân:Chuyên gia lùi thêm, nhà quản lý muốn sớm làm
(15:41:57 PM 22/01/2014)Theo GS Trần Đại Phúc: “Phóng xạ hạt nhân như con quỷ nhốt trong chuồng, khi nó thoát ra ngoài rồi thì khó mà kiểm soát được. Vì vậy buộc phải đảm bảo an toàn tuyệt đối”.
Các chuyên gia thăm quan mô hình công nghệ điện hạt nhân được giới thiệu tại Hội nghị Năng lượng hạt nhân Châu Á 2014 tổ chức tại Hà Nội từ 20-22/1/2014
Chuyên gia nói có thể phải tới năm 2020, thậm chí 2030
Tại lễ tổng kết của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) ngày 15/1, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng cho biết, Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận có thể đến năm 2020 mới khởi công.
"Theo IAEA, Việt Nam làm điện nguyên tử cần phải chặt chẽ, hiệu quả (...). Làm điện nguyên tử phải an toàn cao nhất thì có thể thời gian khởi công điện hạt nhân Ninh Thuận sẽ lùi lại 2020. Lúc đó luật lệ đầy đủ (...). Vì chúng ta làm phải an toàn cao nhất, hiệu quả cao nhất, không đạt cái đó chúng ta không làm", Thủ tướng nói.
Theo GS Trần Đại Phúc, người đã có thâm niên hơn 40 năm làm việc trong lĩnh vực công nghệ hạt nhân tại nhiều quốc gia tiên tiến như Pháp, Mỹ, Bỉ…, một thành viên trong Tổ tư vấn Việt - Pháp của Dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân (ĐHN) tại Ninh Thuận: việc Thủ tướng tuyên bố lùi thời điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận lại là sáng suốt và hợp lý.
Lý giải về sự hợp lý này, GS Phúc cho rằng về mặt công nghệ, các lò phản ứng hạt nhân (phiên bản thê hệ 3 hoặc 3 ) được chào cho Việt Nam bởi các nhà thiết kế (Liên Bang Nga, Nhật Bản, ..) đều đáp ứng với các tiêu chí an toàn đặt ra bởi các cơ quan pháp quy của các nước tiên tiến có công nghệ hạt nhân hơn sáu thập niên!
“Tuy nhiên, sau sự cố Fukushima, Nhật Bản, cho thấy rằng vấn đề chọn công nghệ phải yêu cầu cao hơn, cập nhật về an toàn hạt nhân theo xu hướng hiện đại hơn. Còn hiệu quả cao nhất hay không, là phụ thuộc vào nguồn nhân lực của Việt Nam trong các mặt cơ sở hạ tầng từ nhà vận hành cho dến các cơ quan liên quan như Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (Cơ quan pháp quy của Việt Nam), Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam v.v...”, GS Phúc nói.
Còn công tác chuẩn bị nhân lực và hành lang pháp lý, GS Trần Đại Phúc nói thẳng: Cứ chuẩn bị như 5 năm vừa rồi thì có lùi đến năm 2020 cũng chưa làm được.
“Làm điện hạt nhân phải đảm bảo an toàn tuyệt đối. Nhưng cách đây 5 năm khi các cơ quan đưa hồ sơ lên Quốc hội đều nói chuẩn bị tốt hết. Đến ngay cả giám đốc Cơ quan năng lượng nguyên tử Quốc tế (IAEA) cũng cảm nhận Việt Nam sẽ tiến triển một cách bài bản theo các nước nhưng nay sau 5 năm trong tổ chức cũng chưa hoàn hảo, kể cả trong Bộ công thương, EVN, Bộ KH&CN”, GS Phúc băn khoăn.
Theo ông, công nghệ hạt nhân thì có lợi thật nhưng nó không như cơ sở lắp ráp xe hơi, hay xe gắn máy vì một tai nạn xảy ra là không có thuốc chữa. GS Phúc ví: “Phóng xạ hạt nhân nó như con quỷ nhốt trong chuồng, khi nó thoát ra ngoài rồi thì khó mà kiểm soát được”.
Ông nêu bằng chứng là sự cố tại Nhà máy điện hạt nhân Three Mile Island (Mỹ), ở Nga là Chernobyl, sau này là Fukushima (Nhật Bản). “Sự cố xảy ra ở những nước họ có bao nhiêu kinh nghiệm, có biết bao nhiêu chuyên gia dày dạn kinh nghiệm, các kỹ sư, làm chủ công nghệ như vậy mà còn trở tay không kịp”, ông nói.
Theo ông, hiện tại Fukushima còn phải giải quyết cả trăm năm nữa cũng chưa xong. Còn Nhà máy điện hạt nhân Three Mile Island (Mỹ) sự cố xảy ra gần 40 năm rồi mà nay họ vẫn chưa lấy tâm lò ra. “Lò này đầu tư chỉ có 2 tỉ USD mà nay họ đã phải bỏ ra gần 200 tỷ để xử lý. Vậy thì Nhật Bản có khi phải bỏ cả ngàn tỉ”, ông tính toán đầy lo ngại.
Đưa ra nhận định về thời gian Việt Nam có thể và nên bắt đầu xây dựng nhà máy điện hạt nhân, GS Phúc cho rằng quan trọng là phải làm bài bản, đào tạo nhân lực ngay từ bây giờ chứ không phải cử cán bộ đi nước này nước kia 1- 2 tuần. “Nếu mà cứ tiếp tục như vậy thì không phải năm 2020 mà tới 2030 cũng chưa làm được”, GS Phúc nói.
TS Lê Văn Hồng, nguyên Phó Viện trưởng Viện Năng lượng Việt Nam cũng cho rằng việc Thủ tướng nói lùi thời điểm khởi công xây dựng nhà máy là hợp lý, song vào thời gian nào thì cần phải bàn bạc và nghiên cứu kỹ lưỡng.
Theo TS Hồng, để có được báo cáo giải trình trước Chính phủ và Chính phủ báo cáo Quốc hội thì cần phải có sự góp ý của các cơ quan liên quan chỉ rõ nguyên nhân vì sao phải lùi lại. Đồng thời cũng cần rốt ráo chuẩn bị nhân lực cho dự án này.
Nhìn chung giới chuyên môn đều nhận định việc lùi thời điểm xây dựng là cần thiết và như thế sẽ giúp Việt Nam có cái nhìn đúng hơn về công nghệ và chuẩn bị tốt nhân lực, pháp lý để vững tin bắt tay vào điện hạt nhân hơn.
Nhà quản lý, dự án nói sớm làm
Liên quan đến việc lùi thời điểm xây dựng, trao đổi với báo chí, Bộ trưởng Nguyễn Quân cho biết: "Năm nay chưa thể khởi công xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận theo Nghị quyết Quốc hội. Thời điểm này có thể lùi lại ít nhất 2-3 năm nữa và Chính phủ sẽ báo cáo Quốc hội việc này".
Về lộ trình, theo Bộ trưởng Nguyễn Quân, cuối năm nay Việt Nam mới thẩm định báo cáo khả thi và chọn phương án công nghệ, xác định địa điểm xây dựng nhà máy, làm hồ sơ mời thầu thiết kế để sau năm 2015 sẽ đấu thầu. Tiếp đến là đấu thầu đầu tư xây dựng rồi bắt đầu thi công, nghiệm thu và khởi động nhà máy.
"Vì nâng cao yêu cầu an toàn nên tiến độ phải chậm lại so với dự kiến, có thể phải đến 2025 tổ máy đầu tiên mới đi vào hoạt động", ông Quân nói.
Còn về phía cơ quan tư vấn dự án là Tập đoàn Quốc gia ROSATOM của Nga thì cho rằng, nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam Ninh Thuận 1 do Nga thiết kế ấn định thời điểm đi vào vận hành vào năm 2023-2024. Đây là một phần trong thời gian biểu đã được thống nhất bởi Tập đoàn Năng lượng Nguyên tử Quốc gia Nga và Bộ Công Thương Việt Nam, thông qua các cơ quan hữu quan trực thuộc, từ tháng 2 năm 2013.
Quyết định dời thời điểm bắt đầu vận hành nhà máy được đưa ra theo yêu cầu của phía Việt Nam vào tháng 2 năm 2013, bởi việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân đòi hỏi một khối lượng công việc lớn cần phải hoàn thành để thiết lập khung pháp lý tương ứng, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, và cụ thể là đào tạo nguồn nhân lực đạt yêu cầu cho việc thi công và vận hành nhà máy điện hạt nhân.
Theo định hướng đã được phê duyệt của chính phủ Việt Nam, tới năm 2030, Việt Nam sẽ xây dựng và đưa vào vận hành 13 tổ máy phát điện của nhà máy điện hạt nhân, với tổng công suất 15GW, chiếm 10% tỉ trọng sản xuất điện quốc gia.
Hiện nay, những hạng mục liên quan tới việc thi công nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 theo thiết kế của Nga vẫn đang được triển khai, bao gồm: thiết kế kỹ thuật, tái định cư, thi công cơ sở hạ tầng. Công trình nhà máy trong khi đó sẽ khởi công vào năm 2017.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
- Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
- Cứu cây xanh
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn đề cao công tác bảo vệ môi trường cho thế hệ mai sau
- Phát biểu của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tại Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2024
- Đồng bằng sông Cửu Long "thuận thiên" để phát triển bền vững
- Có rừng là có tín chỉ carbon?
- Nói phét dễ vậy sao?
- Ý nghĩa của hoạt động Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.