»

Thứ bảy, 18/01/2025, 11:08:51 AM (GMT+7)

Đào rừng hay đào nhà?

(12:08:23 PM 18/01/2021)
(Tin Môi Trường) - Năm ngoái, tiệm hoa của tôi thắng lớn vụ bán cây trạng nguyên dịp Tết. Năm nay, nhân viên gợi ý lan rừng.

Đào[-]rừng[-]hay[-]đào[-]nhà?

Ảnh: Zing

 
"Thiên hạ bán lan rừng ăn lắm", nhân viên bảo. Nhưng năm thành viên gia đình tôi đã thống nhất, không bán cái gì liên quan đến "rừng".
 
Người Việt từ chế độ 1.0 - ăn no mặc ấm đã sang 2.0 - ăn ngon mặc đẹp và 3.0 - ăn lạ mặc độc.
 
Ở chế độ 3.0, nhiều thứ gắn mác "rừng" đương nhiên trở thành lạ và độc. Những giò lan rừng, những chậu mai rừng, những cành đào rừng tuần này bắt đầu được ồ ạt chở về xuôi. Chưa thoả mãn, mỗi năm dịp Tết, cửa hàng hoa, cây cảnh nhà tôi cũng được mời chào đủ mọi thứ cây rừng trưng Tết như vân sam, đỗ quyên, mận rừng, mai rừng... Người ta chơi hoa và cây ngày Tết càng lúc càng phải độc, lạ, chưa ai có trừ mình. Có những gốc đào cổ thụ 20-30 năm tuổi được hét giá vài trăm triệu là chuyện thường.
 
"Ai chặt phá, mua bán, vận chuyển, tiêu thụ cây rừng là vi phạm", Thủ tướng mới nói. Yêu cầu cấm tuyệt đối việc chặt hoa đào, các loại cây khác của núi rừng, nhất là núi rừng Tây bắc mang về Hà Nội bán dịp Tết của chính phủ được nhiều người đồng tình, trong đó có ba đứa con tôi.
 
Nhưng đâu đó vẫn thấy những ý kiến chưa xuôi. Rằng: đào rừng còn đâu mà chặt? gọi là đào rừng nhưng hầu hết đều là đào nhà trồng trên đất nông nghiệp, đất rừng; đào không phải cây lâm nghiệp bởi gỗ của nó đốt dở tệ, chả có giá trị gì; nhiều người miền núi trồng đào, buôn đào chỉ trông chờ dịp Tết để có thu nhập, cấm vậy là mất Tết của họ; làm sao phân biệt được đâu là đào rừng trồng đất nhà, đâu là đào rừng sống trong rừng?
 
Nghe cũng có lý, rừng không phải để bán. Chưa kể, chúng ta vẫn nhìn thấy những cành đào rừng bán ế vứt đầy dọc đường đê và miền núi ngày đầu năm. Hay sau Tết, chị lao công hì hục bê vác những xác đào rừng rất nặng lên xe rác.
 
Nhưng có những thứ được gọi là phong tục tập quán, là văn hoá dân gian. Tết mà vắng đào, quất thì đâu gọi là Tết. Thú chơi hoa đào dịp Tết đã thành phong tục rồi. Nó giống như phong tục hái lộc đầu xuân dù học trò được học ở trường "không bẻ cành ngắt lá". Vậy mà theo phong tục, nhiều bố mẹ ông bà vẫn bẻ cành ngắt lá, hái lộc giao thừa đấy thôi.
 
Cấm chặt đào rừng tự nhiên và dán nhãn đào rừng do dân trồng như ý tưởng của chính quyền Sơn La thực ra không tệ, nhưng nghe thật rối rắm. Công nghệ in ấn bây giờ phát triển đến mức bằng lái xe, bằng đại học, tiến sĩ còn làm giả được, nói gì đến mấy cái tem dán nhãn cho đào? Còn đại diện tỉnh Lào Cai khẳng định sẽ không truy xuất nguồn gốc cây đào vì "đã kiểm tra rất kỹ" và "e rằng không kịp". Tôi tự hỏi, liệu các "giải pháp" này có ngăn chặn được việc ai đó trà trộn đào rừng vào đào rừng trồng vườn, và sẽ bán với giá "rừng" không? Lái buôn đào rừng vì thế có chùn tay?
 
Để có được những gốc đào cổ thụ, dân bản phải leo đèo lội suối vào sâu trong rừng mới kiếm ra. Kiểm lâm mặc định đào rừng không thuộc danh mục bảo tồn nên rất khó xử lý. Mà có phạt, theo điều 13, Nghị định 35/2019, cùng lắm ở mức 500 ngàn đến một triệu đồng một lần vi phạm. Gốc đào rừng 10 năm tuổi vận chuyển về xuôi được hét giá vài chục đến cả trăm triệu, cánh lái buôn đâu có ngại phạt.
 
Nếu cứ sau mỗi năm, những cành cây vừa vươn lên lại bị đốn hạ, đám săn đào lại vào sâu hơn trong rừng. Thiên nhiên dù mạnh mẽ đến mấy có kịp hồi sinh? Chế độ 3.0 thực sự đã tàn phá tự nhiên đến cùng cực khi có người vẫn bảo: "đã chơi đào rừng phải mua nguyên gốc mới độc". Liệu rừng núi Tây bắc vài năm nữa sẽ còn lại gì?
 
Có lẽ đã đến lúc người Việt chúng ta chuyển sang chế độ 4.0 để tương thích với thế giới hơn. 4.0 tức là ăn sạch mặc xanh. Muốn giúp người miền núi một cái Tết ấm không phải cứ mua những gì sẵn có từ núi rừng, cả cây cối và động vật. Tàn phá núi rừng hết rồi, du lịch cũng tiều tụy theo. Sinh kế hôm nay thành tử địa ngày mai thì thật bạc bẽo với từng tấc đất quê hương.
 
Thay vì chi tiền mua cho riêng mình ngắm, sao không giữ lại hương sắc núi rừng ấy cho chính con cháu chúng ta? đào rừng trồng nhà hay đào rừng tự nhiên, nếu còn bị quy đổi ra tiền, cuối cùng con cháu chúng ta sẽ ngắm đào rừng bằng công nghệ thực tế ảo.
 
Tết năm nào nhà tôi cũng có một cây đào. Loại đào của Nhật Tân, Quảng Bá thôi, nhưng tôi luôn chỉ thuê chứ không mua. Thuê để hết Tết nhà vườn đến khuân về chăm sóc tiếp. Năm sau, cây lại tươi tắn đợi người thuê mới. Đó cũng là cách trả công cho những người chăm sóc. Sao phải cố mua về rồi hết Tết lại vứt nó ra bãi rác?
(Hoàng Anh Tú/VnExpress)
Từ khóa liên quan: Đào rừng, hay, đào nhà
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Đào rừng hay đào nhà?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.

Tin Môi Trường
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

VACNE 30 năm
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI