Trao đổi - Phản biện » Tầm nhìn
Cáp treo xuyên vịnh Hạ Long: Đã "phá" nhiều quá rồi
(14:05:38 PM 01/10/2014)>>Cáp treo xuyên vịnh Hạ Long:Nhất định không được làm!
Dù ở vị trí nào cũng không được xây dựng tuyến cáp treo đi xuyên vịnh Hạ Long
Đừng vì kinh tế mà quên giá trị thẩm mỹ
Chia sẻ thông tin, ngày 30/9, GS - TSKH Vũ Quang Côn - Viện trưởng Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật cho biết: "Tôi hoàn toàn không đồng ý với việc xây dựng tuyến cáp treo đi xuyên vịnh Hạ Long như vậy, vì chắc chắn sẽ thêm các cấu trúc mới, thêm các vật thể mới, làm biến dạng di sản, nếu như vậy là hoàn toàn không được".
Theo ông Côn, thì cứ để bình thường để cho tàu, cho ca nô đưa du khách đi tham quan di sản. Đem ra so sánh, ông Côn lấy ví dụ như vịnh Nha Trang tại sao họ có thể làm hệ thống cáp treo, đơn giản bởi vì vịnh người ta ở xa, nên có làm cũng không ảnh hưởng.
Đồng thời, vịnh của Nha Trang không phải là di sản thiên nhiên thế giới như vịnh Hạ Long, nó mới chỉ dừng lại là di sản thiên nhiên của quốc gia.
Chính vì vậy, ông Côn nhận định: "Bất cứ vì lý do nào, nguyên do nào vì mục đích kinh tế hay mục đính vì du lịch thì cũng không chấp nhận được. Kể cả có lý giải là xây dựng ở vị trí nào cũng không thể phủ nhận sự ảnh hưởng của việc xây dựng công trình này".
Chỉ cần thống nhất theo một nguyên tắc bất di bất dịch đó chính là "Đã là di sản thì đừng nên động chạm, hãy giữ lại sự nguyên bản vốn có".
Hơn nữa, theo ông Côn thì tất cả đều không cần thiết, vì nếu phục vụ du lịch mà làm thế thì quá chú trọng đến giá trị về mặt kinh tế mà quên giá trị thẩm mỹ của di sản. Làm cầu còn tạm chấp nhận được, nhưng bỏ qua giá trị thẩm mỹ là hoàn toàn không được.
Nên ông khẳng định: "Không được vì ý nghĩa kinh tế đơn thuần, mà làm thay đổi giá trị thẩm mỹ của di sản, còn nếu cứ chỉ quan tâm đến kinh tế thì sai lầm này quá lớn".
Vịnh Hạ Long đã có quá nhiều sai lầm
Bên cạnh đó, là người đã nhiều năm quan tâm đến Vịnh Hạ Long, ông Côn còn cho biết thêm: "Hiện nay việc quản lý di sản này đã có quá nhiều sai lầm, bản thân tôi đã nhiều lần nói rõ về 7 sai lầm mà Vịnh đã mắc phải trong thời gian qua. Như việc lấp vịnh đi, xây dựng làm thay đổi biến đổi nhiều ngọn núi có giá trị. Rồi xây dựng nhà máy xi măng ngay sát bờ, làm một thung lũng khai thác. Hay không khai thác được giá trị của 2 nhà máy xử lý nước thải...".
Trước việc, tập đoàn Sun Group đầu tư hơn 6000 tỷ đồng để làm dự án này, thì ông Côn cũng đã nghe, thế nhưng, theo ông, nếu chỉ khai thác đơn thuần với mục đích kinh tế thì hoàn toàn không được!
"Hiện nay du khách vẫn tiếp xúc với di tích bằng tàu, thuyền, hoàn toàn vẫn tốt, thậm chí còn tạo cho họ gần gũi với di sản, với thiên nhiên hơn là ngồi trên cáp treo ngắm nhìn", ông lý giải.
Trước đó, chia sẻ, PGS.TS.KTS Trần Trọng Hanh, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội cũng bày tỏ quan điểm: "Việc xây dựng tuyến cáp treo này, đi kèm theo đó là bao nhiêu cột trụ, rồi hệ thống dây cáp, dĩ nhiên tất cả sẽ ảnh hưởng đến di sản, chính vì vậy, về nguyên tắc là không được làm. Mặt khác, Vịnh Hạ Long là di sản thế giới nên nếu UNESCO không cho phép thì cũng không được làm".
Chính vì thế, ông Hanh khẳng định: "Nên hạn chế tối đa những can thiệp của các hoạt động kinh tế - xã hội, hoạt động của con người làm biến dạng các di sản thiên nhiên như vịnh Hạ Long".
Đưa ra quan điểm trước việc hiện nay rất nhiều các tập đoàn lớn đầu tư vào các dự án phát triển du lịch dựa trên các khu di sản, di tích hiện có, ông Hanh cho rằng, đó chính là chiêu thương mại hóa các di sản.
Vì thế, nên ông kết luận: "Chủ trương tiếp cận, khai thác và phát huy giá trị của di sản là cần thiết nhưng làm như thế nào còn là một câu hỏi khó mà cần nhiều bên đóng góp ý kiến, đưa ra những phương án đúng và phù hợp nhất".
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
- Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
- Cứu cây xanh
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn đề cao công tác bảo vệ môi trường cho thế hệ mai sau
- Phát biểu của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tại Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2024
- Đồng bằng sông Cửu Long "thuận thiên" để phát triển bền vững
- Có rừng là có tín chỉ carbon?
- Nói phét dễ vậy sao?
- Ý nghĩa của hoạt động Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.