Di sản xanh
Cáp treo xuyên vịnh Hạ Long:Nhất định không được làm!
(11:38:13 AM 30/09/2014)
Mô hình cáp treo được xây dựng ở vịnh Hạ Long
Phải bảo toàn tính nguyên vẹn
Đó là những chia sẻ của PGS.TS.KTS Trần Trọng Hanh, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội ngày 29/9, khi nhắc đến việc xây dựng tuyến cáp treo đi xuyên vịnh Hạ Long.
Bên cạnh đó, là người đã được nghe cụ thể về đề án này, ông Hanh chỉ rõ, việc xây dựng tuyến cáp treo này, đi kèm theo đó là bao nhiêu cột trụ, rồi hệ thống dây cáp, dĩ nhiên tất cả sẽ ảnh hưởng đến di sản, chính vì vậy, về nguyên tắc là không được làm. Mặt khác, Vịnh Hạ Long là di sản thế giới nên nếu UNESCO không cho phép thì cũng không được làm.
Chính vì thế, ông Hanh khẳng định: "Nên hạn chế tối đa những can thiệp của các hoạt động kinh tế - xã hội, hoạt động của con người làm biến dạng các di sản thiên nhiên như vịnh Hạ Long".
Theo quan điểm của ông Hanh thì các di sản thiên nhiên thế giới nói chung không được xây dựng thêm bất cứ công trình nảo, mà phải bảo toàn tính nguyên vẹn.
Tất nhiên, nhìn nhận từ góc độ tiện lợi, phục vụ cho du lịch thì đề án này đáng được ủng hộ. Nhưng cái tiện nghi sử dụng là một chuyện, nhưng cái này là luật pháp mà luật pháp, là công ước thế giới mà Việt Nam phải tuân thủ.
"Về nguyên tắc tôi khẳng định không được xây dựng, không được khai thác, vì nếu để tiếp cận di sản thì có nhiều cách để tiếp cận, có thể dùng máy bay, tàu thủy và một số phương tiện khác.
Như Xiêm Riệp (Siem Reap) là thành phố du lịch nổi tiếng nhất Campuchia. Hàng năm, Xiêm Riệp đón hàng triệu khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới đến, chủ yếu để thăm quan khu đền cổ nổi tiếng Angor Wat. Cũng là một di sản, nhưng họ làm rất tốt, để tiếp cận di sản, du khách phải đi bộ chứ đâu cần phải có cáp treo mới tiếp cận được. Để thấy chúng ta có nhiều phương án lựa chọn", ông Hanh phân tích.
Du khách cần sự nguyên bản
Đưa ra quan điểm trước việc hiện nay rất nhiều các tập đoàn lớn đầu tư vào các dự án phát triển du lịch dựa trên các khu di sản, di tích hiện có, ông Hanh cho rằng, đó chính là chiêu thương mại hóa các di sản.
Tuy nhiên, ông cho rằng: "Thứ nhất, việc khai thác, phát huy và sử dụng các giá trị của di sản văn hóa, đây là một trong những nguyên tắc mang tính chất phục vụ cho vấn đề phát triển KTXH.
Thứ hai, nó sẽ làm cho các di sản sống động hơn, tuy nhiên có rất nhiều hình thức khai thác nhưng vẫn phải giữ tính nguyên vẹn của nó. Nói chung, tất cả các di sản trên thế giới họ cũng đều khai thác, nhưng họ biết lựa chọn phương thức phù hợp, không can thiệp, mất đi giá trị gốc của di sản, đó là nguyên tắc".
Bởi vì, theo những dẫn chứng ông Hanh đưa ra, thì tất cả các du khách cần sự nguyên bản, cần cái gốc để chiêm nghiệm.
Ví von rộng hơn, ông Hanh lấy ví dụ, di sản vịnh Hạ Long hiện nay cũng như một cô gái chân quê, đẹp chân phương, nhưng sau một thời gian, lại thẩm mỹ mũi, rồi các bộ phận khác, thì ai còn cảm nhận được vẻ đẹp chân phương nữa.
"Vịnh Hạ Long cũng như một cô gái chân quê vậy, vẫn đậm tính nguyên sơ, một trong những kỳ quan thiên nhiên được TG kính trọng, chính vì thế, khai thác tiếp cận phát huy giá trị là cần thiết nhưng không được can thiệp một cách thô bạo làm biến dạng đi giá trị gốc", ông Hanh khẳng định.
Còn câu chuyện tập đoàn Sun Group đầu tư trị giá 6.000 tỷ đồng cho dự án này, ông Hanh không nắm được, thế nhưng, theo ông thì việc các tập đoàn lớn muốn đầu tư xây dựng thì phải đưa ra thảo luận, xin ý kiến của nhiều bên, vì từ chủ trương đi đến hiện thực đâu phải đơn giản, cả một quá trình rất khó khăn. Câu chuyện này cũng giống như cầu Long Biên thảo luận đi thảo luận lại, bao nhiêu lâu, đến nay vẫn chưa có phương án thực hiện.
Vì thế, nên ông kết luận: "Chủ trương tiếp cận, khai thác và phát huy giá trị của di sản là cần thiết nhưng làm như thế nào còn là một câu hỏi khó mà cần nhiều bên đóng góp ý kiến, đưa ra những phương án đúng và phù hợp nhất".
Trước đó, trước đề án này, chia sẻ, PGS.TS Đặng Văn Bài- Phó Chủ tịch Hội đồng di sản văn hóa quốc gia khẳng định, nếu đề án đáp ứng được 4 yêu cầu: "Một là,cầu cáp treo chạy song song nhưng trước hay sau cầu Bãi Cháy?
Hai là, tuyến cáp treo có đi vào vùng lõi, vùng nền hay ven bờ vịnh Hạ Long?
Ba là, hình dáng kiến trúc của cáp treo có góp phần làm đẹp khu vực đó hay không, hay như thế nào? Quá trình thi công có cắm cọc giữa lòng vịnh, ảnh hưởng môi trường di sản không?
Bốn là, vì đây là di tích lịch sử đặc biệt của quốc gia, 1 di sản thiên nhiên thế giới, 1 trong 7 kỳ quan thiên nhiên của thế giới, nên nếu xây dựng nằm trong vùng đệm chắc chắn phải có ý kiến của Bộ VHTT&DL, Hội đồng di sản quốc gia và Ủy ban UNESCO".
Ông Bài nhận định: "Nếu xử lý được hết những yêu cầu này thì nên ủng hộ, thậm chí hoan nghênh, còn nếu vi phạm một trong 4 thì hoàn toàn không!".
Ngày 12/9, trong buổi họp báo khởi công dự án đường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng, ông Trần Đức Lâm, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh cho biết, trong năm 2015, Quảng Ninh sẽ hoàn thiện tuyến cáp treo này.
Cột tháp của cáp treo phía đầu Bãi Cháy được xây dựng cao 188,8m và chiều cao cột tháp trên đồi Ba Đèo là hơn 133m. Chiều cao tĩnh không của cáp treo cao hơn so với cầu bãi cháy khoảng 30m (chiều cao tĩnh không cầu Bãi Cháy là 50m).
Cabin 2 tầng của cáp treo có sức chứa khoảng 230 khách, tương đương với một máy bay chở khách.
“Tổ hợp dự án được thiết kế thành một quần thể công viên trên đỉnh núi Ba Đèo, trên đồi sẽ gồm các khu vui chơi giải trí và thiết kế một vòng quay khổng lồ.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Việt Nam có Công viên địa chất toàn cầu UNESCO mới
- Cây đầu tiên của huyện Nghi Xuân được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Thêm 3 cây cổ thụ của Hải Phòng được gắn bia Cây Di sản Việt Nam
- Hơn bốn mươi cây cổ thụ được công nhận đủ tiêu chuẩn là Cây Di sản Việt Nam
- 32 cây của 17 bản và tiểu khu của huyện Mường La -Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Thêm 3 cây tại An Giang được công nhận Cây di sản Việt Nam
- Công nhận cây bàng Trường THCS thị trấn Phú Lộc là cây di sản Việt Nam
- Cây Đa di sản ở Thèn Sin thắt chặt tình đoàn kết giữa các dân tộc
- Lễ trao bằng công nhận cây di sản tại xã Kim Anh, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 001-02
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 003
- Ký ức quê hương:Đêm nhạc cảm xúc với tinh thần "Xanh"
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 032-02
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 012-02
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 011-02
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 002
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 004
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 030
- Trao giải cuộc thi thiết kế logo Ngày vì nạn nhân chất độc da cam (10-8)
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 013
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 014-01
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 014-02
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 014-03
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 015-01
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 015-02
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 016
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 017- 01
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 017- 02
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 018
Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024"
(Tin Môi Trường) - Bức ảnh "Voọc mũi hếch" của tác giả Chúng Văn Thành (Hà Giang) đã giành giải nhất cuộc thi ảnh "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024".
Làng Vạn Lộc tổ chức Lễ đón nhận Cây di sản Việt Nam vào đúng ngày Quốc khánh 2/9
(Tin Môi Trường) - Hòa chung với niềm phấn khởi tự hào của nhân dân cả nước đón chào Kỷ niệm 79 năm Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2024), nhân dân làng Vạn Lộc, xã Xuân Phong (được sát nhập thành xã Xuân Giang từ ngày 01/9/2024), huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định long trọng tổ chức lễ công bố quyết định và đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam.
Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới
(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...
Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Cây Đa hơn 250 năm tuổi trong khuôn viên Đình làng thôn Bàng Tân, xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam được chính quyền và nhân dân long trọng tổ chức Lễ cong nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 24/4/2024.