Trao đổi - Phản biện » Tầm nhìn
Cần ngăn chặn tình trạng vi phạm lâm luật ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sô
(07:56:06 AM 09/10/2012)Ông Lê Đắc Ý - Giám đốc Ban Quản lý dự án Khu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sô cho biết: Từ đầu năm đến nay, lực lượng kiểm lâm của Khu Bảo tồn đã phát hiện, xử lý trên 100 vụ vi phạm lâm luật, với 135 đối tượng, chủ yếu là khai thác gỗ, lấn chiếm đất rừng trái phép để sản xuất nông nghiệp. Tại tiểu khu 632, nhiều hộ dân di cư đến ngoài kế hoạch đã ngang nhiên vào sâu trong rừng chiếm hàng chục ha đất rừng trái phép để làm nương rẫy, nhưng vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. Các hộ Vàng A Tả, Sùng Thị Mo, Vàng Thị Ca đã lấn chiếm trên 22.759 mét vuông để sản xuất nông nghiệp. Tại tiểu khu 619, các đối tượng di cư đến ngoài kế hoạch còn sử dụng cưa máy khai thác trái phép, gây thiệt hại lên đến hàng chục mét khối gỗ hương...
Ảnh minh họa
Lưc lượng kiểm lâm của Khu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sô cũng tháo dỡ, phá hủy, xử lý trên 500 bẫy thú các loại. Nghiêm trọng hơn, các đối tượng đi săn thú còn chủ động đốt cháy trên 8 ha rừng tự nhiên, rừng trồng tại tiểu khu 634 để làm đường đi và bãi săn thú.
Khu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sô cũng đã phối hợp với các địa phương tổ chức họp thôn, buôn vùng đệm, vùng lân cận tuyên truyền, phát tờ rơi, ký kết giao ước không vi phạm các quy chế quản lý bảo vệ rừng. Tuy nhiên, do địa bàn rộng lại giáp ranh nhiều địa phương, nhiều tỉnh (Gia Lai, Phú Yên) nên việc phối hợp giữa các lực lượng trong công tác quản lý, bảo vệ rừng chưa được thường xuyên, chưa quyết liệt.
Khu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sô nằm trên địa bàn huyện Ea Kar (Đắk Lắk) có diện tích 26.848 ha, được thành lập từ năm 1999, với mục tiêu là bảo tồn nguyên vẹn sinh cảnh tự nhiên, độc đáo của hệ sinh thái rừng trong khu vực chuyển tiếp giữa Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung bộ. Đây cũng là nơi có nhiều nguồn gen động, thực vật rừng đặc hữu, qúy hiếm, nhất là các loài thú móng guốc cỡ lớn đặc biệt quý hiếm phân bố tập trung nhất ở Việt Nam như bò rừng, bò tót...cần phải được bảo vệ nghiêm ngặt.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
- Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
- Cứu cây xanh
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn đề cao công tác bảo vệ môi trường cho thế hệ mai sau
- Phát biểu của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tại Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2024
- Đồng bằng sông Cửu Long "thuận thiên" để phát triển bền vững
- Có rừng là có tín chỉ carbon?
- Nói phét dễ vậy sao?
- Ý nghĩa của hoạt động Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.