Trao đổi - Phản biện » Tầm nhìn
Cái cầu thang và sức nóng nghị trường
(20:49:37 PM 22/05/2012)Mỗi kỳ họp QH, một năm hai lần, mỗi lần một tháng, là một lần cử tri và nhân dân dồn sự chú ý vào cơ quan quyền lực cao nhất nước. Không phải chỉ vì những nội dung chính thức QH sẽ bàn, mà phần nhiều vì những vấn đề nóng trong xã hội được đưa vào nghị trường.
Còn nhớ trong thời gian diễn ra kỳ họp QH cuối năm 2008, một số ĐBQH đã lên tiếng về chuyện… các em học sinh từ mầm non tới phổ thông không dám đi vệ sinh vì không có, thiếu hoặc có mà nhà vệ sinh quá bẩn. Ai mà nghĩ nhà vệ sinh trường học cũng là vấn đề mà QH phải bàn?
Đại biểu khóa 12 Nguyễn Minh Thuyết trong vòng vây báo chí bên hành lang QH. Ảnh: Lê Anh Dũng |
QH có thể không phải bàn những chuyện như vậy, nhất là khi chương trình nghị sự chính thức đã rất căng thẳng với nhiều đầu việc quan trọng. Nhưng các ĐB đã lên tiếng, vì qua phản ánh của báo chí, họ thấy có những chuyện dân sinh bức xúc mà họ không thể không lên tiếng. Bên cạnh nhiệm vụ làm luật, giám sát và quyết định những vấn đề trọng đại của đất nước, họ, đầu tiên và trước hết, là người phản ánh tâm tư, nguyện vọng của cử tri.
Chuyện nhỏ đã thế, còn bao nhiêu chuyện lớn khác vốn dĩ không có trong nghị trình cũng đã nóng lên ở hành lang hội trường. Từ những băn khoăn của giới khoa học và người dân về tham vọng điện hạt nhân, những cảnh báo về tình trạng cho nước ngoài thuê rừng đầu nguồn, những thắc mắc xung quanh lỗ lãi của các tập đoàn, tổng công ty…, đến những chuyện đau đầu trong cuộc sống hàng ngày như ùn tắc giao thông, lương không theo kịp giá, xăng dầu tăng nhanh giảm chậm…
Từ những câu hỏi ráo riết của báo chí nơi hành lang, những vấn đề đó đã đi vào hội trường qua phát biểu của các ĐB, đặc biệt tại những phiên chất vấn rất được mong đợi mỗi kỳ họp.
Đằng sau những “cú sốc” như “bác” dự án đường sắt cao tốc và “bác” dự thảo luật Thủ đô, những tranh luận sôi nổi bên tách trà và bánh ngọt giờ giải lao bên hành lang, theo nghĩa đen, cũng có vai trò quan trọng không kém gì những lý lẽ được phát biểu không quá 7 phút trong hội trường.
Tuy vậy, theo quy định mới nhất do trung tâm báo chí phục vụ kỳ họp thứ 3 của QH thông báo, phóng viên được đề nghị không thực hiện phỏng vấn ĐB tại các hành lang hai bên và hành lang phía sau của hội trường Bộ Quốc phòng (nơi QH đang tạm thời làm việc). Muốn phỏng vấn, phóng viên cần mời ĐB vào phòng riêng tại tầng hai của khu hội trường.
Khu vực trả lời phỏng vấn này cách biệt các hành lang của hội trường và nơi giải lao của đại biểu bằng một cầu thang khá dài. Trong khi thời gian nghỉ giải lao của ĐB chỉ dài 20 phút.
Thông thường, 20 phút này được nhiều ĐB dành để trả lời báo chí, là lúc họ bày tỏ ý kiến cá nhân, phân tích, chẻ nhỏ, mổ xẻ, lật qua lật lại những vấn đề mà họ tự tin phát biểu trong lĩnh vực chuyên môn. Đó có thể là một vấn đề đang tranh cãi dai dẳng lâu nay, hoặc một vấn đề mới xuất hiện ngày hôm trước nhưng đã kịp gây sóng gió trong dư luận.
Nhiều phát biểu ở hành lang nghị trường đã trở thành nổi tiếng, nhiều ĐB đã được cử tri biết mặt, nhớ tên bởi sự thẳng thắn, hiểu biết và trách nhiệm của họ trong những câu trả lời báo chí bên lề các buổi họp. Đôi khi một câu trả lời của một ĐB với một phóng viên có thể mở ra một hướng đi mới cho một vấn đề đang vướng mắc, nếu đó là một câu trả lời đầy đủ, không bị chen ngang, ngắt quãng, cản trở.
Một nửa câu trả lời không phải là một câu trả lời. ĐBQH không thể chỉ trả lời nửa câu, QH không thể chỉ trả lời nửa câu. Cử tri, thông qua báo chí, có quyền hỏi những câu hỏi đầy đủ và nhận những câu trả lời đầy đủ. Nếu không, QH sẽ đánh mất “sức nóng hành lang” mà trong những năm gần đây đã trở thành thương hiệu, và như nhiều ứng viên độc lập chia sẻ, là yếu tố động viên họ tự ứng cử.
Trước thềm kỳ họp lần này, tổng hợp ý kiến cử tri gửi QH cho thấy dân đang băn khoăn, lo lắng rất nhiều về đời sống khó khăn, khiếu kiện đất đai gay gắt, các giải pháp giao thông bế tắc, tham nhũng còn tràn lan… Những vấn đề này chưa bao giờ hết nóng trong dư luận cũng như sức nóng đó đã tràn vào hành lang nghị trường.
Nếu có một diễn đàn nào dân mong càng nóng càng tốt thì đó chính là QH. Dân không mong QH bị nguội. Để được vậy, hẳn các ĐB cũng thể tất cho việc giờ giải lao ngắn ngủi của họ bị “lợi dụng”.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
- Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
- Cứu cây xanh
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn đề cao công tác bảo vệ môi trường cho thế hệ mai sau
- Phát biểu của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tại Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2024
- Đồng bằng sông Cửu Long "thuận thiên" để phát triển bền vững
- Có rừng là có tín chỉ carbon?
- Nói phét dễ vậy sao?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.