Trao đổi - Phản biện » Tầm nhìn
Bôxit: đừng tranh cãi mãi
(21:28:12 PM 15/05/2013)Tổ hợp bôxít nhôm Tân Rai- Lâm Đồng đang lưu kho hơn 300.000 tấn alumin vì chưa bán được. Mỗi ngày tổ hợp này tiếp tục sản xuất thêm 1.000 tấn- Ảnh: Mai Vinh
Bên quyết tâm làm cho rằng cái mỏ bôxit mênh mông ở Tây nguyên thuộc hàng có trữ lượng lớn trên thế giới, cần khai thác để phát triển kinh tế, đặc biệt là kích cho vùng Tây nguyên phát triển nhanh hơn.
Và không dừng lại ở phạm vi Lâm Đồng và Đắk Nông, bên quyết tâm làm còn muốn mở rộng thăm dò, khai thác bôxit ở Gia Lai và Bình Phước. Trong khi bên quyết tâm dừng cho rằng trữ lượng lớn nhưng bôxit Tây nguyên thuộc loại bôxit nghèo (chất lượng không cao) nên khai thác không có hiệu quả. Giá nhôm lại giảm nên giá alumin (sản phẩm chế biến từ bôxit) cũng giảm. Với giá này, khai thác bôxit chắc chắn lỗ nặng. Thế nhưng, bên quyết tâm làm vẫn hi vọng giá bán sản phẩm alumin sẽ tăng lên trong tương lai.
Không thể tính lời - lỗ theo kiểu phập phù trông vào tương lai như vậy được!
Đó là khía cạnh kinh tế, chưa kể hệ lụy môi trường và xã hội từ khi khởi động hai dự án bôxit. Đất đai của dân bị thu hồi để làm dự án vẫn chưa được đền bù xong. Đơn khiếu kiện vẫn còn chồng chất đó. Môi trường khu vực dự án luôn chìm trong mịt mù bụi đỏ. Đường bộ để vận chuyển alumin chưa nâng cấp kịp. Đường sắt chuyên dụng chưa biết bao giờ mới làm. Cảng Kê Gà để xuất alumin đã phải dừng lại. Hàng loạt vấn đề đang bày ra chưa rõ sẽ giải quyết thế nào.
Ngay cả những người đang điều hành dự án cũng bảo rằng họ đang lúng túng vì đây là “những công trình bôxit đầu tay, chưa có kinh nghiệm”. Họ thú thật rằng không hiểu hết công nghệ khai thác bôxit nên làm đến đâu biết đến đó và phụ thuộc rất nhiều vào nhà thầu Chalieco của Trung Quốc. Chính một sếp của dự án Nhân Cơ thốt lên rằng: “Năng lực quản lý của chủ đầu tư có phần hạn chế. Nhà thầu Trung Quốc lần đầu tiên thi công dự án tại VN nên khá lúng túng...”.
Như vậy, cả hai dự án khai thác bôxit Nhân Cơ và Tân Rai đều không bảo đảm những yêu cầu tối thiểu về “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” thì làm sao hi vọng vớt vát được gì? Trong khi tiền của bỏ ra rất lớn và chi phí đổ vào hai dự án này tiếp tục tăng. Dự án Nhân Cơ tăng chi phí tới 40% so với dự toán ban đầu trong khi chưa thi công xong nên chưa biết có còn phát sinh gì nữa hay không. Nhà máy bôxit Tân Rai đã hoàn tất thi công, đang chạy thử nhưng chưa bán được sản phẩm alumin nên không có tiền trả lương cho công nhân (TKV với tư cách chủ đầu tư phải tiếp tục chi trả). Nhiều công nhân chịu không nổi đồng lương còm cõi đã xin nghỉ việc, thậm chí tự động bỏ việc.
Quả thật hai dự án bôxit này đều đang tiến thoái lưỡng nan. Nếu tiếp tục tiến, phải có người đứng ra chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án. Nếu thoái, phải quyết định càng sớm càng tốt để bớt đổ tiền của, công sức của dân vào đó. Trước mắt, theo đề xuất của một chuyên gia về khoáng sản, nên tiến hành kiểm toán độc lập cả hai dự án này. Nếu kết quả cho thấy dự án nào không bảo đảm có hiệu quả thật sự thì nên quyết định dừng ngay, đừng để tranh cãi mãi rồi không ai chịu trách nhiệm cả!
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
- Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
- Cứu cây xanh
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn đề cao công tác bảo vệ môi trường cho thế hệ mai sau
- Phát biểu của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tại Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2024
- Đồng bằng sông Cửu Long "thuận thiên" để phát triển bền vững
- Có rừng là có tín chỉ carbon?
- Nói phét dễ vậy sao?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.