Trao đổi - Phản biện » Tầm nhìn
21 sổ đỏ của người Trung Quốc hay đám cháy xâm lấn lan rộng?
(17:55:45 PM 19/09/2019)Chuyện này không lạ với người Đà Nẵng. Mấy năm trước, khách Trung Quốc ồ ạt đến Đà Nẵng, nghe tin không thể đứng tên chủ sở hữu đất, họ bèn núp bóng người Việt, dựng khách sạn, nhà hàng. Bảng biển Trung Quốc mọc lên. Đi từ đầu đến cuối đường Võ Nguyên Giáp, hướng từ TP.Đà Nẵng đi Hội An, chỗ lố nhố, chỗ đặc sệt bảng hiệu tiếng Trung.
Dư luận, báo chí lên tiếng thì một lãnh đạo TP.Đà Nẵng nói đại ý là “tình hình vẫn an toàn”. Bây giờ thì lòi ra chuyện họ đứng sau những cuốn sổ đỏ. Điều đặc biệt đáng lưu ý là, họ mua đất sát sân bay quân sự, dựng khách sạn cao tầng. Lúc họ xây, nhiều tướng lĩnh về hưu đã không giấu được lo ngại, bởi đây là khu vực cực kỳ nhạy cảm, tất cả buộc phải tuân thủ nguyên tắc quốc phòng. Nhưng nó vẫn xảy ra. Từ chỗ núp bóng, dần dần… chơi tới, góp vốn và nắm quyền.
Người Trung Quốc đang nắm quyền sở hữu các lô đất sân bay Nước Mặn ở Đà Nẵng
21 người với 246 lô đất, và còn bao nhiêu nữa? Ông Tô Văn Hùng nói, cơ quan điều tra sẽ làm rõ có hay không người Trung Quốc núp bóng. Làm rõ là chuyện đương nhiên, không đơn thuần là chuyện đất từ chủ sở hữu này sang người khác, mà là chuyện quản lý lãnh thổ của quốc gia. Tội phạm Trung Quốc vào Đà Nẵng lập băng nhóm đánh bạc, chiêu dụ, lôi kéo phụ nữ Việt sản xuất phim sex; hướng dẫn viên tiếng Trung dẫn khách đi các địa điểm du lịch tại TP.Đà Nẵng, tuyên truyền đây là lãnh thổ của họ…
Chuyện sổ đỏ này bung ra, một lần nữa cho thấy, chính quyền buông lỏng quản lý. Bảo rằng “sẽ làm rõ” chuyện đất đai trên, xem ra là việc sau chót của một quy trình quản lý gần như chẳng quản lý gì, bởi khi họ chuyển chủ sở hữu, nếu cơ quan chức năng thật sự có trách nhiệm, quan tâm đến vấn đề người Trung Quốc tại Việt Nam, sẽ đặt câu hỏi ngay, là đằng sau cái này là gì, từ đó sẽ tìm hiểu và quyết định, chứ không chờ đến bây giờ báo cáo cấp trên và công an điều tra.
Người ta lấy làm lạ, là những dự án ma, lừa đảo mua bán đất diễn ra từ năm ngoái đến năm nay tại các khu dân cư ở Đà Nẵng, hễ dư luận lên tiếng là công quyền vào cuộc, lập tức phăng ra, còn những chuyện như thế này, bao năm qua, cơ quan quản lý đất đai của TP.Đà Nẵng, các cơ sở công chứng, chính quyền địa phương đã làm gì, để rồi bây giờ tanh bành ra đó?
Dễ thấy tại Đà Nẵng, người Trung Quốc vào mua đất, dòm ngó những vị trí sát biển, chứ họ không màng giữa phố hay chốn khó tung tác. Người ta hay nói úp mở, rằng khách sạn Crowne Plaza trên đường Trường Sa có khu đánh bạc. Tất nhiên, ai có tiền thì vô, nhưng ở đó còn nhiều thứ nữa mà không ai biết được, bởi người Trung Quốc ở đó.
Dân nghi ngờ, chẳng ai giải tỏa. Họ nghi bởi họ lo. Nỗi lo chính đáng và đáng khen ngợi, bởi điều này liên quan đến an ninh trật tự, lớn hơn là chủ quyền lãnh thổ. Liên tiếp những vụ trong cả nước, từ Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Tĩnh đến TP.HCM, Đà Nẵng, hết đánh bạc, mua bán, sản xuất ma túy, mua bán đất được gọi rõ tên là Trung Quốc, cho thấy mọi chuyện không còn có thể làm ngơ được nữa, không còn là những con số khô khốc trong các báo cáo an ninh trật tự.
Có núp bóng hay không, chưa kết luận được, nhưng rõ ràng, khi họ thực sự là chủ sở hữu đất thì câu chuyện đã ngoặt sang hướng khác. Dư luận mấy ngày qua lo sốt vó khi tội phạm Trung Quốc hoành hành, làm kín, tất nhiên, nhưng rõ ràng, họ sang Việt Nam và tiến hành các hành động phạm tội như chỗ không người. Chúng ta lên án họ, nhưng nói thẳng là do ta vừa lơ là, chủ quan, vừa yếu kém, thậm chí xem thường họ, chứ nếu ta luôn đề cao cảnh giác thì đã khác.
Chẳng ai cấm người nước khác sang đây du lịch, làm ăn, sinh sống, thậm chí cần tạo điều kiện cho họ cảm thấy thoải mái như ở xứ sở họ, nhưng với người Trung Quốc, phải tuyệt đối cảnh giác. Hàng loạt vụ việc đó cho thấy, họ xem Việt Nam là nơi quá màu mỡ để tự tung tự tác thực hiện những việc làm phi pháp.
Rồi đây, những người có trách nhiệm sẽ phải trả lời, vì sao những vụ án nghiêm trọng, có yếu tố nước ngoài, do người nước ngoài phạm tội, chủ yếu là Trung Quốc chứ không phải nước khác?
Khi nào không nói, hoặc nói không ra căn nguyên đi kèm giải pháp thì đừng ngạc nhiên khi đến lúc nào đó, họ nhếch mép nói núi này sông kia không phải của họ thì của ai, bởi ngoài Biển Đông, Trung Quốc đã trơ mặt nói Trường Sa, Hoàng Sa, Tư Chính là của họ.
Đây không còn là tội phạm nữa, mà là một cuộc xâm lấn trên đất liền Việt Nam, đã và đang được Trung Quốc tiến hành.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
- Cứu cây xanh
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn đề cao công tác bảo vệ môi trường cho thế hệ mai sau
- Phát biểu của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tại Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2024
- Đồng bằng sông Cửu Long "thuận thiên" để phát triển bền vững
- Có rừng là có tín chỉ carbon?
- Nói phét dễ vậy sao?
- Ý nghĩa của hoạt động Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam
- TS NGUYỄN NGỌC SINH, Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam: “Hướng tới cộng đồng, chung sức cùng cộng đồng”
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.